Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Tác dụng và cách dùng hiệu quả

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Tác dụng và cách dùng hiệu quả

Cây cỏ xước là loại thảo dược dễ kiếm và có tác dụng chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Nếu bạn chưa biết đến loại thảo mộc này, hãy cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Cây cỏ xước là vị thuốc nam quý với nhiều công dụng trong việc chữa bệnh trong Đông y. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết hết được những công dụng tuyệt vời của loại thảo mộc này trong điều trị nhiều bệnh lý.

Hãy cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu xem cây cỏ xước chữa bệnh gì? Tác dụng và cách dùng hiệu quả trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về cây cỏ xước

Tên gọi khác: Cây nam ngưu tất.

Tên khoa học: Achyranthes aspera L.

Họ rau Dền (Amaranthaceae).

Mô tả

Là loại cây mọc hoang ở ven đường, sống lâu năm, chúng ta thường hay bắt gặp cây cỏ xước ở những vùng quê, đặc biệt là những nơi đất tốt và có ánh sáng.

Cây cỏ dại này thường có chiều cao từ 50 – 60cm, thậm chí có cây lên tới gần 1m. Thân cây có lông mềm, hoa nhiều và mọc thành bông ở từng cành nhỏ, dài khoảng 20-30cm.

Quả của cây cỏ này có hình túi và có thành mỏng. Hạt của cây có hình trứng dài. Lá của cây mọc đối xứng, mép lá lượn sóng, có hình trứng. Có những lá bắc nhọn như gai nên khi ta dùng vào rất dễ mắc vào vào quần áo.

Hình ảnh cây cỏ xước
Hình ảnh cây cỏ xước

Phân loại

Có 4 loại chính:

  • Cỏ xước lông trắng
  • Cỏ xước Ấn Độ
  • Cỏ xước xù xì
  • Cỏ xước màu xám đỏ

Ở nước ta phổ biến nhất là cỏ xước lông trắng. Được xuất hiện nhiều trong các bài thuốc nam chữa bệnh.

Phân bổ

Cây cỏ này được phân bố hầu hết khắp các vùng phía đông và phía nam của châu Á như: Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,…

Ở Việt Nam, cây thảo mộc này mọc hoang khắp cả nước, ở ven đường, nương rẫy, những đất nhiều dinh dưỡng và ánh sáng tốt.

Bộ phận dùng làm thuốc

Phần lớn các bộ phận của cây cỏ dại này đều được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên, chúng ta thường dùng nhất vẫn là bộ phận rễ cây.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong cây cỏ xước chứa: nước (81,9%);  glucid (9,2%); protid (3,7%); chất xơ (2,9%); tro (2,3%); caroten (2%); và vitamin.

Trong rễ cây có chứa acid oleanolic. Trong hạt có chứa các hoạt chất: hentriacontane và saponin 2%, saponin oligosaccharide, acid oleanolic và acid oleanolic 1,1%.

Cây cỏ xước chữa bệnh gì? Tác dụng của cây cỏ xước

Cỏ xước là thảo dược có vị đắng, cay, chua, có công dụng lưu thông máu, tiêu viêm. Đây là vị thuốc thường được dùng để chữa các bệnh như: viêm thận, sỏi tiết niệu, viêm phế quản, tăng cường gân cốt,…

Hỗ trợ điều trị bệnh gout

Người bị bệnh gút có thể áp dụng bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị: 40g cỏ xước, 30g cây lá lốt, 30g cây vòi voi.

Cách làm: Tất cả các nguyên liệu sắc với 1200ml nước, đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp. Chia thành 2-3 lần uống, sử dụng trong ngày không để nước thuốc qua đêm.

Người bị gout ở mức độ nặng có thể tăng liều lượng hoặc đơn giản hơn là sắc thuốc cô đặc hơn để uống. Sử dụng đều đặn bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện.

Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn nhiều chất đạm, hải sản, bia rượu để đạt hiệu quả nhanh hơn.

Chữa đau nhức xương khớp

Người cao tuổi gặp vấn đề về xương khớp có thể áp dụng các bài thuốc sau đây để giảm đau nhức xương khớp:

Bài thuốc 1: Sử dụng 20g rễ cỏ xước, 15g bạch linh, 10g nhọ nồi, 10g ngải cứu. Đem các nguyên liệu sắc đặc với nước để uống trong ngày.

Bài thuốc 2: Dùng 30g cỏ xước, 30g cỏ mực, 15g bạch linh, 10g ké đầu ngựa. Đem các nguyên liệu đi sắc với nước và uống khi còn ấm. Sử dụng đều đặn liên tục trong 2 tháng tình trạng thấp khớp, đau sưng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Bên cạnh đó, bạn có thể ngâm rượu với rễ cây cỏ xước. Vừa dùng để xoa bóp xương khớp, vừa để uống hằng ngày giúp bồi bổ sức khỏe và tăng đề kháng rất tốt.

Rễ cây cỏ xước ngâm rượu vừa dùng để uống vừa dùng để xoa bóp
Rễ cây cỏ xước ngâm rượu vừa dùng để uống vừa dùng để xoa bóp

Chữa sỏi thận

Đây là một trong những công dụng nổi bật của cây thảo dược mọc dại này. Điều này đã được nhiều nghiên cứu y học chứng minh và được áp dụng cho đến ngày nay.

Người bệnh dùng 25g cây cỏ xước, 15g mã đề, 15g rễ cỏ tranh, 15g lá móng tay, 15g mộc thông, 15g huyền sâm, 15g huyết dụ. Mang các nguyên liệu đi sắc với 600ml nước, sắc còn 200ml thì dừng. Chia nước thuốc thành 3 phần uống vào sáng và trưa sau khi ăn. Kiên trì dùng đều đặn trong 20 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường rất dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Bệnh lý này thường gặp ở những người béo phì, thừa cân, người thích ăn đồ ngọt,…

Trong trường này, hãy dùng bài thuốc nam: 15g bột hoạt thạch sắc với cỏ xước, mộc thông, mã đề, rễ cỏ tranh, cỏ tháp bút. Sắc lấy nước uống 3 lần trong ngày.

Chữa bệnh mỡ máu cao

Người bị mỡ máu cao sẽ rất dễ bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, ù tai, mờ mắt.

Cách làm: Lấy 16g cỏ xước, 20g cỏ mực, 16g đương quy, 12g hạt muồng, 12g xuyên khung, 12g thiên niên kiện, 12g hy thiêm, 10g nấm mèo.  Các nguyên liệu đem sắc nước uống hằng ngày. Sử dụng liên tục 30 ngày để có hiệu quả nhanh nhất.

Chữa bệnh quai bị

Bệnh này thường hay gặp ở trẻ em và người dậy thì. Tuy là bệnh dễ chữa nhưng nếu không được chữa đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe.

Khi bị quai bị, giã nát cây cỏ xước với một chút nước, gạn lấy nước cốt, dùng nước cốt để uống và súc miệng. Dùng cây tươi giã nát rồi đắp lên vùng bị sưng đau.

Chữa viêm thận, viêm gan, bàng quang

Người bị viêm gan, viêm thận, bang quang áp dụng bài thuốc sau:

Nguyên liệu: 40g cỏ xước, 20g mã đề, 20g mộc thông, 15g sinh địa, 10g rễ cỏ tranh.

Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc sắc với nước. Chia thành 3 phần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 30 ngày bệnh sẽ cải thiện, sau khoảng 3 tháng bệnh sẽ khỏi hẳn.

Điều trị các bệnh về tim mạch

Người lớn tuổi hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim mạch có thể áp dụng bài thuốc này để điều trị và ổn định huyết áp.

Lấy rễ cây cỏ xước khô sắc với 10 cây thành ngạch. Chia phần thuốc đã sắc làm nhiều thang sử dụng liên tục trong vòng 2 tháng sẽ mang lại hiệu quả.

Cách dùng loại thảo mộc này hiệu quả

Có nhiều cách để sử dụng loại cỏ dại này để có hiệu quả tốt:

  • Cách 1: Chỉ dùng độc vị cỏ xước. Bạn lấy 20g loại thảo mộc này sắc với nước. Uống trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.
  • Cách 2: Dùng kết hợp với thảo dược khác. Bạn dùng 20g rễ cỏ xước, 20g thổ phục linh, 20g dây đau xương, 16g cầu tích. Đem tất cả các nguyên liệu đi sắc với nước, uống trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước

Theo Đông y, đây là thảo mộc lành tính, ko chứa dược chất độc hại. Chính vì vậy, nó không gây độc hại và không có tác dụng phụ nào với cơ thể. Người dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng loại cỏ dại này. Tuy nhiên, chúng ta phải dùng đúng cách, đủ liều lượng mới phát huy tối đa tác dụng của loại thảo mộc này.

Một số đối tượng được khuyến khích sử dụng loại thảo mộc này như:

  • Người bị cao huyết áp, mỡ trong máu.
  • Người bị rối loạn tiền đình, suy nhược cơ thể.
  • Người già bị viêm khớp, thấp khớp, đau buốt khi trời lạnh.
  • Người bị viêm thận, viêm gan, viêm bàng quang.
  • Người bị gút.
  • Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, tắt kinh, chậm kinh.
  • Người sức khỏe bình thường muốn bồi bổ sức khỏe.

Trên đây là những thông tin chia sẻ của Thảo dược An Nam về cây cỏ xước. Hi vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thảo mộc này cũng như công dụng và cách dùng để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *