Cây Đinh Lăng có tác dụng gì? Sử dụng thế nào hiệu quả?

Cây Đinh Lăng có tác dụng gì? Sử dụng thế nào hiệu quả?

Cây đinh lăng là vị thuốc tốt trong đông y, được danh y Hải Thượng Lãn Ông mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”. Từ lâu nó đã được sử dụng phổ biến để điều trị loại nhiều bệnh khác nhau.


Đinh lăng là loại cây khá quen thuộc, chúng được sử dụng nhiều ở cả dạng tươi và khô. Đây là loại cây có thành phần dược tính cao nên được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Cho đến ngày nay, đinh lăng vẫn có trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và được mọi người sử dụng làm nước uống khá phổ biến.

Vậy cây đinh lăng có tác dụng gì? Có phải ai cũng có thể sử dụng được vị thảo dược này không? Và sử dụng thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Bạn hãy cùng Thảo Dược An Nam tìm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về cây Đinh lăng

Đinh lăng là loài cây thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae) có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Đinh Lăng có kích thước nhỏ, thân nhắn và không có gai. Chiều cao của chúng thường giao động từ 0.8 – 1.5m. Các lá mọc so le, lá kép xẻ lông chim, lá chét có hình răng cưa bao quanh không đều. Bạn có thể dễ dàng ngửi thấy mùi thơm của lá đinh lăng khi vò nát phần cuống dài. 

Các cụm hoa của cây đinh lăng mọc ở trên ngọc, hình chùy ngắn. Kích thước hoa nhỏ và có màu lục nhạt hoặc trắng xám. Khi kết thành trái, quả định lăng dẹt 3 – 4mm, dày 1mm và có màu trắng bạc. 

Đặc biệt, cây định lăng không chỉ được sử dụng đun nước uống mà còn là thực phẩm, thuốc chữa bệnh rất hữu dụng.

Cây đinh lăng – vị thuốc quý trong y học cổ truyền
Cây đinh lăng – vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Tác dụng của cây Đinh Lăng

Mỗi một bộ phận của cây đinh lăng có chứa các thành phần đa dạng mang đến nhiều tác dụng. Các nhà khoa học đã tìm thấy các alkaloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin cùng các vitamin nhóm B, nhiều nguyên tố vi lượng,… có trong đinh lăng. Các hoạt chất này mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe và cả sắc đẹp. Cụ thể:

  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau mỏi lưng, tê nhức chân tay.
  • Giúp chữa các bệnh ngoài da như: dị ứng , mẩn ngứa, mề đay,…
  • Điều trị tình trạng ho dai dẳng do thời tiết.
  • Cải thiện giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn, giúp tăng cường trí nhớ.
  • Cung cấp nhiều dưỡng chất bồi bổ cho sức khỏe của sản phụ trước và sau sinh.
  • Nước lá đinh lăng giúp lợi tiểu, hỗ trợ thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Điều trị tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như: thấp khớp, đau nhức xương khớp.
  • Giúp cải thiện và điều trị tình trạng da mụn.
  • Giúp phòng ngừa hiện tượng co giật ở trẻ nhỏ.

Có nên uống nước Đinh Lăng mỗi ngày không?

Đinh lăng là loại thảo dược tự nhiên an toàn và mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Bạn có thể sử dụng nước đinh lăng mỗi ngày nhưng không được dùng thay nước lọc. Lá cây đinh lăng có chứa thành phần Saponin dồi dào, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Thậm chí là có thể phá hủy hồng cầu trong máu. Tuy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có liều lượng sử dụng phù hợp khác nhau. Vậy nên, trước khi sử dụng bạn cần hỏi ý kiến của người có chuyên môn nhé!

Đinh lăng rất tốt cho sức khỏe những không nên lạm dụng
Đinh lăng rất tốt cho sức khỏe những không nên lạm dụng

Cách sử dụng cây Đinh Lăng hiệu quả

Mỗi một mục đích điều trị bệnh hay cải thiện sức khỏe sẽ có các cách sử dụng đinh lăng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc chữa mệt mỏi từ cây đinh lăng: Sắc 1 gram rễ đinh lăng cắt mỏng với 150ml nước. Bạn chỉ cần đun sôi lên rồi om nhỏ lửa trong khoảng 5 phút và sử dụng mỗi ngày. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi tích cực của cơ thể.
  • Bài thuốc điều trị chứng mất ngủ: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 24g lá đinh lăng, 20g tang diệp, 20g lá vông, 12g tâm và 16g liên nhục. Rửa sạch rồi cho các thảo dược trên vào nồi đun với 400ml. Sau đó chia nhỏ số nước này thành ít nhất 2 lần uống, sử dụng hết trong ngày.
  • Bài thuốc điều các bệnh về da như mề đay, mẩn ngứa: Sắc 10g lá đinh lăng khô với 200ml nước rồi uống trong ngày.
  • Bài thuốc bồi bổ cho phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy: Kết hợp lá đinh lăng với cá và thịt để tạo thành một món ăn bổ dưỡng. Bạn chỉ cần nấu canh thịt hoặc cá đến khi canh chín thì cho lá khoảng 200g định lăng vào tiếp tục đun đến khi đinh lăng vừa chín tới. Sử dụng canh ngay khi còn nóng để đẩy các độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu giúp sức khỏe phục hồi nhanh hơn.

Lưu ý khi sử dụng cây Đinh Lăng

Bên cạnh lưu ý về liều lượng sử dụng, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

  • Sử dụng rễ đinh lăng liều cao có thể bị say thuốc và  kéo theo nhiều biến chứng. Điển hình như mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Đinh lăng không chỉ được sử dụng làm nước uống. Bạn có thể kết hợp đinh lăng trong nhiều món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.
  • Người đang trong quá trình điều trị bệnh không nên tự ý sử dụng đinh lăng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay người có chuyên môn trước khi dùng.
  • Nên sử dụng đinh lăng đã đủ 3 năm tuổi trở lên.
  • Không cho trẻ sơ sinh uống nước đinh lăng do hệ đường ruột của bé chưa hoàn thiện. Dược tính có trong đinh lăng có thể gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ.

Hiện nay giá bán cây Đinh Lăng là bao nhiêu?

Tùy vào từng bộ phận của cây đinh lăng cũng như tuổi thọ cây sẽ có mức giá khác nhau. Rễ và lá là hai bộ phận chính được sử dụng để điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Đối với lá đinh lăng tươi hoặc khô sẽ có giá giao động từ 75 – 150 nghìn đồng. Còn đối với củ đinh lăng có giá cao hơn nhiều. Khoảng 650 nghìn/kg củ tươi và 500 nghìn/kg đinh lăng khô.

Trên đây là những tác dụng cũng như một số bài thuốc sử dụng cây đinh lăng trong điều trị bệnh. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để bạn biết cách sử dụng đinh lăng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chúc bạn cùng gia đình luôn có sức khỏe dồi dào!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *