Cây Thầu Dầu có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả nhờ có chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm mạnh. Cùng tham khả0 5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng Thầu dầu tại bài viết sau.
Dùng cây Thầu dầu chữa bệnh trĩ là cách được dân gian lưu truyền bao đời nay. Vậy thực hư tác dụng của loài cây này đổi với việc chữa trị bệnh trĩ thế nào? Cách sử dụng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây Thầu dầu
Thầu dầu tía còn có các tên gọi khác là đu đủ tía, tỳ ma, dầu ve…Tên khoa học là Ricinus communis, huộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae).
Đây là một loại cây sống lâu năm, thân yếu có chiều cao khoảng 4-5 m, lá lớn có màu tía hoặc màu tím đậm, mép lá có răng cưa. Quả màu tím nhạt hoặc màu lục, mềm, có hạt. Hạt thầu dầu tía hơi dẹp, có hình elip, nhẵn và có hoa văn ngựa vằn
Ở nước ta, cây thường mọc ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc…
Vì sao nên dùng cây Thầu dầu chữa trĩ?
Bệnh trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn, dẫn đến ngứa ngáy, đau rát, chảy máu khi đi đại tiện và một số dấu hiệu khác. Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ đều không nghiêm trọng và được điều trị bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như thiếu máu, tắc nghẹt búi trĩ hoặc nhiễm trùng hậu môn.
Theo các nghiên cứu hiện đại, thầu dầu tía có chứa tinh dầu và một số hoạt chất như axit citric, rutonozit, axit tactric, quexetin. Các thành phần này có thể hỗ trợ kháng khuẩn, chống viêm, cầm máu và chống viêm loét ở búi trĩ.
Do đó, cách chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía là biện pháp dân gian phổ biến được nhiều người bệnh áp dụng để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, thầu dầu tía là dược liệu có độc tính nhẹ, vì vậy người bệnh cần sử dụng thận trọng và trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Bài thuốc chữa trĩ bằng cây Thầu dầu
Bài thuốc 1: Dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào búi trĩ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 lá thầu dầu tía.
- Vài hạt muối tinh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá thầu dầu tía rồi tiếp tục ngâm với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Cho lá thầu dầu tía vào giã nát với muối tinh. Người bệnh vệ sinh sạch hậu môn và búi trĩ bằng nước muối ấm pha loãng.
Sau đó dùng hỗn hợp thầu dầu tía đã chuẩn bị đắp trực tiếp lên vùng búi trĩ và hậu môn. Cần đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được với búi trĩ. Dùng băng gạc (hoặc miếng vải mềm, sạch) cố định vết thương. Để khoảng 60 phút thì gỡ bỏ và rửa sạch lại bằng nước ấm.
Thực hiện ngày 1 – 2 lần, tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối. Thực hiện liên tục sau 4 tuần sẽ thấy dấu hiệu bệnh trĩ suy giảm.
Bài thuốc 2: Xông hơi, ngâm rửa hậu môn với nước lá thầu dầu tía
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 150g lá thầu dầu tía.
- Nửa thìa muối tinh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá thầu dầu tía, cho lá thầu dầu và muối vào đun với 1 lit nước sạch. Khi nồi nước sôi, vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm 10 phút để tinh dầu thầu dầu trong lá phai ra với nước. Bắc nồi nước lá thầu dầu xuống và tiến hành xông hơi hậu môn và búi trĩ. Đến khi nước ấm, người bệnh tiếp tục ngâm hậu môn khoảng 20 – 30 phút và rửa lại một lần nữa.
Thực hiện 1 lần/ngày. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ thấy cảm giác ngứa rát giảm đáng kể.
Bài thuốc 3: Dùng rau dừa cạn và thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 10 lá dầu cạn.
- 5 lá thầu dầu tía.
- Vài hạt muối tinh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị. Sau đó đem ngâm với nước muối loãng để đảm bảo lá đã sạch. Đem giã nát 2 loại lá trên rồi cho vào miếng vải mỏng chắt lấy nước cốt.
Sau đó, dùng nước cốt lá thầu dầu tía và lá dừa cạn thu được đem bôi trực tiếp vào vùng hậu môn bị trĩ. Khi hậu môn khô thì bôi tiếp tục lần 2 và 3. (Hoặc người bệnh có thể dùng đắp trực tiếp hỗn hợp lá thầu dầu tía và băng lại giống như cách 1). Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Bài 4: Thầu dầu tía kết hợp với lá vông nem chữa trị bệnh trĩ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 lá thầu dầu tía.
- 3 lá vông.
- Vài hạt muối tinh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá thầu dầu tía và lá vông; tiếp tục ngâm nguyên liệu với nước muối pha loãng khoảng 20 phút để đảm bảo lá được sạch, vớt và để ráo nước. Đem giã nát nguyên liệu với muối tinh. Dùng miếng vải mềm sạch gói nguyên liệu thu được, buộc kín miệng, sau đó đem hơ trên lửa cho nóng.
Dùng bọc nguyên liệu vừa hơ nóng đắp trực tiếp vào vùng hậu môn và búi trĩ. Cách làm này giúp làm giảm cảm giác ngứa rát, giảm phù nề hậu môn đồng thời làm teo búi trĩ rất hiệu quả. Kiên trì thực hiện ngày 1 – 2 lần.
Bài 5: Hạt thầu dầu tía chữa trị bệnh trĩ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 9 hạt thầu dầu tía.
- 9 con học trò nước.
- Dấm thanh.
Cách thực hiện:
Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm qua nước muối pha loãng rồi đem giã nhỏ giống các cách làm trên. Cho hỗn hợp thu được vào chảo, đảo đều với dấm thanh đến khi nóng già thì tắt bếp. Đổ nguyên liệu vào miếng vải mềm sạch, rồi đem đắp trực tiếp vào huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu.
Lưu ý khi dùng cây Thầu dầu
- Loại cây này có chứa ricin là chất độc nên người bệnh nên đảm bảo đúng liều lượng, sử dụng quá liều có thể gây ra ngộ độc.
- Chỉ dùng ngoài da, tuyệt đối không sử dụng để ăn tươi hoặc uống với mục đích trị bệnh trĩ.
- Cần kiên trì sử dụng một thời gian mới thu được hiệu quả rõ ràng.
Sử dụng cây Thầu dầu tía chữa bệnh trĩ chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh trĩ trọng giai đoạn đầu, khi các triệu chứng còn nhẹ. Nếu bệnh trĩ gây chảy máu, đau đớn dữ dội hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.