Cây muồng trâu trị bệnh gì? Cách sử dụng thế nào?

Câu muồng trâu trị bệnh gì? Cách sử dụng thế nào?

Cây Muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở nước ta. Các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để chữa trị các bệnh thường gặp như: ức chế xơ gan, thấp khớp, táo bón, chàm, dị ứng, nấm da,…

Cây Muồng trâu là loại thực vật mọc hoang ở nhiều nơi, dễ phát triển, dễ thu hái nhưng đem lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu về tác dụng loài cây này cũng như cách sử dụng hiệu quả tại bài viết ngay dưới đây nhé.

Đặc điểm cây Muồng trâu

Cây muồng trâu hay còn được gọi ngắn gọn là lá muồng, tên khoa học là cassia alata, loài cây này thuộc họ Đậu. Thuộc dạng cây thân khá nhỏ, chiều cao trung bình đạt từ 1 đến 1,5 mét hơn.

Phần thân cành hơi ít, lá cây có phần cuống lá hơi dài trung bình từ 20 đến 40 cm. Mỗi cành có các lá chét nhỏ, màu xanh hơi nhạt.

Hoa muồng trâu có màu vàng, phần quả thì hơi đẹp, phần cánh bên có rìa và trong quả chứa nhiều hạt nhỏ.

Muồng trâu là loại thực vật có nguồn gốc từ Nam Mỹ và hiện nay được du nhập sang nhiều nước có khí hậu nhiệt đới.

Ở Việt Nam, cây được trồng để làm cảnh và mọc hoang nhiều nơi, tập trung nhiều nhất ở Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An,…

Rễ, quả và lá của cây chứa các dẫn xuất anthraquinon với 1.5 – 2% ở quả và 0.15 – 0.2 ở lá. Ngoài ra, lá cây còn chứa kaempferol, aloe emodin, chrysophanol,… Rễ cây chứa một dẫn xuất steroid là sitosterol. Trong hạt muồng có chứa 15% protein, acid không no, Mangan, Canxi, Magie, Natri,…

Đặc điểm cây Muồng trâu
Đặc điểm cây Muồng trâu

Cây Muồng trâu chữa bệnh gì?

Theo y học cổ truyền

Theo Đông ý, các bộ phận của cây muồng trâu thường có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát. Tác dụng cây muồng trâu là giúp nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu và trị bệnh ngoài da. Nếu đem sao vàng, vị thuốc này sẽ có thể giúp nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm.

Bộ phận dùng làm thuốc thường là lá và thân cành, đôi khi dùng cả quả, rễ và gỗ cây, nhưng phổ biến nhất là dùng lá muồng trâu.

Theo y học hiện đại

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loài câu này có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như sau:

  • Cao từ lá muồng trâu có triển vọng được nghiên cứu làm thuốc điều trị viêm gan cấp và mãn tính do có khả năng điều hòa chỉ số bilirubin, ALT và bảo vệ tế bào gan.
  • Lá muồng trâu có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Hiện nay dược liệu này có thể có triển vọng làm thuốc hỗ trợ điều trị cho người nhiễm HIV.
  • Thực nghiệm trên chuột cống trắng bị xơ gan do CC14 nhận thấy, cao lá có thể làm giảm 12.64% hàm lượng collagen trong gan và ức chế quá trình xơ gan.
  • Ngoài ra, lá muồng trâu còn có tác dụng tăng 39.64% lượng mật ở chuột nhắt trắng thực nghiệm.
  • Thực nghiệm trên chuột trắng bị u hạt do amian nhận thấy cao lá muồng trâu có tác dụng chống hiện tượng viêm mãn tính tốt (giảm khoảng 26.6% trọng lượng khối u).
  • Hợp chất anthraquinones trong cây muồng trâu có tác dụng chữa các bệnh da liễu như hắc lào, lang ben, dị ứng, vẩy nến, mẩn ngứa,…
  • Tác dụng nhuận tràng của muồng trâu được xác định là do hoạt động của hợp chất Sennoasides. Khi thành phần này di chuyển đến đại tràng, vi khuẩn đường ruột sẽ thủy phân thành Anthornes. Anthornes tác động đến nhu động ruột nhằm hạn chế táo bón và khó tiêu.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây Muồng trâu

Thanh nhiệt, lợi tiểu

Chuẩn bị nguyên liệu gồm hạt muồng trâu 30g, gạo tẻ 100g, đem vo thật sạch nguyên liệu sau đấy cho vào nồi ninh thành cháo ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong khoảng thời gian 1 tuần sẽ giúp thanh lọc cơ thể

Trị táo bón

Để trị táo bón lâu ngày, bạn lấy lá muồng trâu tươi giã nát lấy nước uống, hoặc lá khô sắc lấy nước dùng.

Hoặc bạn có thể phơi khô lá muồng trâu, tán thành bột rồi làm thành từng viên để sử dụng. Đơn giản nhất là phơi lá muồng trâu, xay nhuyễn rây lấy bột, mỗi ngày dùng 2 – 6g bột pha với nước và uống.

Trị táo bón
Trị táo bón

Chứng mất ngủ, căng thẳng

Sử dụng bạch môn, hạt muồng trâu mỗi vị 15g, tâm đen 6g sắc cùng với 1 lít nước uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng thời gian 2 tuần sẽ giúp an thần, làm giảm căng thẳng

Hỗ trợ chữa bệnh cao huyết áp

Dùng hạt muồng trâu, hoa hòe mỗi vị 12g; hoa cúc, cỏ ngọt mỗi vị 8g. Sắc cùng với 500ml nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì các bạn có thể tắt bếp để nguội và uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp

Người bện dùng Muồng trâu 40g, vòi voi 30 g, Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại, dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày.

Chữa nấm, dị ứng da

Bạn có thể dùng lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm hoặc đắp thẳng lên da, hay chế biến thuốc dán từ lá muồng trâu và đắp trực tiếp lên da.

Chữa nấm, dị ứng da
Chữa nấm, dị ứng da

Lưu ý khi sử dụng cây Muồng trâu

  • Những người có tỳ vị hư hàn (thường bị đau bụng, tiêu chảy) thì không nên uống nước lá muồng trâu vì có thể sẽ bị tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng vì dễ gặp tác dụng phụ.

Có thể thấy, cây Muồng trâu là loại thảo dược vừa dễ kiếm, dễ trồng, dễ thu hái lại có rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sỹ và chuyên gia trước khi tự ý sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *