12 Tác dụng tuyệt vời của Cây Dâu Tằm trong chữa bệnh

12 Tác dụng tuyệt vời của Cây Dâu Tằm trong chữa bệnh

Dâu tằm là loại cây quen thuộc của người dân Việt. Mỗi bộ phận trên cây dâu tằm đều mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe và cả làm đẹp. Cùng khám phá 12 công dụng tuyệt vời của dâu tằm nhé!

Được ví như một loại “tiên dược” trời ban, tất cả các bộ phận trên cây dâu tằm đều là những vị thuốc quý nổi tiếng trong y học cổ truyền. Không chỉ đơn thuần được người dân trồng và khai thác làm nguyên liệu nuôi tằm. Dâu tằm còn là dược liệu quan trọng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh và làm đẹp.

Trong nội dung bài viết hôm nay, Thảo dược An Nam sẽ chia sẻ với bạn 12 tác dụng tuyệt vời của cây dâu tằm trong chữa bệnh. Cùng bắt đầu tìm hiểu ngay nhé!

Đặc điểm của cây dâu tằm

Dâu tằm là loại cây thuộc họ thân gỗ có tên khoa học là Morus Alba. Loài cây này còn được người dân gọi bằng nhiều cái tên khác như cây mạy môn, dâu cang,…. Nguồn gốc của dâu tằm là từ Trung Quốc. Do có sự đồng nhất về khí hậu và điều kiện sinh trưởng phù hợp. Ngày nay dâu tằm được trồng rộng rãi ở khắp các nước Châu Á.

Cây dâu tằm thường cao khoảng 2 – 3m, thân màu nâu hoặc vàng nhạt. Lá dâu có gốc hình tim, chop lá có thể tù hoặc hơi nhọn. Xung quanh lá là đường viền hình răng cưa tam giác, khía rộng và mọc so le với nhau. Quả dâu có màu xanh khi còn non, chuyển sang màu đỏ hoặc đen khi đã chín. 

Cây dâu tằm ưa ẩm và ưa sáng. Vì vậy, ở Việt Nam chúng được trồng nhiều trên diện tích lớn ở các bãi sông, đồng bằng, cao nguyên. Chẳng hạn như: bãi các con sông Hồng, sống Đáy,… và rải rác ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cây dâu tằm có tính ứng dụng trong cuộc sống của người Việt
Cây dâu tằm có tính ứng dụng trong cuộc sống của người Việt

Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận trên cây dâu tằm được hình thành và phát triển bởi các thành phần hóa học khác nhau. Cụ thể:

Trong lá của dâu tằm có chứa các thành phần gồm: các axit amin tự do (phenylalanine, alanine, leucine, sarcosine, acid pipecolic, arginin,…), protid, các nhóm vitamin (C, B1, D). Bên cạnh đó còn có các axit hữu cơ: succinic, butyric, propionic,… và tannin.

Trong cành của dâu tằm chứa các thành phần hóa học gồm: Mulberrin, cyclomulberrin, mulberrochromene, dihydromorin, maclaurin và dihydrokaempferol,…

Bên trong quả dâu tằm lại có chứa các thành phần Anthocyan (chất tạo ra màu đỏ của quả dâu đã chín), đường (glucose), các nhóm vitamin như: B1 và C hay protit, tanin và các axit hữu cơ.

12 Tác dụng của cây dâu tằm trong chữa bệnh

Từ các kinh nghiệm dân gian cùng các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu tằm đã cho thấy cây dâu tằm có thể mang đến rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.

Tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ dồi dào có trong quả dâu tằm rất có lợi cho dạ dày của bạn. Chúng giúp làm phồng phân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển đồ ăn qua đường tiêu hóa.  Từ đó giúp làm giảm chứng táo bón, đầy hơi, co thắt dạ dày.

Đặc biệt đối với những bạn đang trong quá trình giảm cân giữ dáng thì không nên bỏ qua dâu tằm. Kết quả của một cuộc nghiên cứu đã cho thấy khi sử dụng dâu tằm vào chế độ ăn giảm cân giúp giảm đến 10% tổng trọng lượng cơ thể trong gần ba tháng. 

Ngăn ngừa các vấn đề tim mạch

Sử dụng trà dâu tằm hay chiết xuất lá dâu có thể làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Từ đó ngăn ngừa được các vấn đề liên quan đến hệ tim mạch. Các chất xơ, chất chống oxy hóa và flavonoid giúp duy trì lượng máu ổn định. Từ đó ngăn ngừa được các cơn đau tim, đột quỵ, cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

 Khi xem xét các chất được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu loại 2. Người ta nhận thấy rằng trong dâu tằm cũng có chứa một số hoạt chất tương tự. Các thành phần này giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách phá vỡ đường và cho phép chúng hấp thụ vào máu.

Tốt cho hệ miễn dịch

Hoạt chất alkaloid trong cây dâu tằm rất hữu ích trong việc kích hoạt các đại thực bào. Các đại thực bào giúp cho hệ thống miễn dịch luôn cảnh giác trước các mối nguy hại sức khỏe. Bên cạnh đó, vitamin C trong dâu tằm cũng là dưỡng chất rất tốt cho hệ miễn dịch. 

Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều là các vị thuốc quý giá
Tất cả các bộ phận của cây dâu tằm đều là các vị thuốc quý giá

Tăng cường sức khỏe não bộ

Dâu tằm cung cấp canxi cho não bộ, giúp nó hoạt động tỉnh táo và khỏe mạnh. Công dụng này của dâu tằm cũng đã được chứng minh dựa trên các nghiên cứu thực tế. Không chỉ vậy, dâu tằm còn là một phương pháp ngăn ngừa và điều bệnh Alzheimer rất hiệu quả.

Tốt cho thị lực

Thành phần zeaxanthin có trong dâu tằm giúp giảm căng thẳng oxy hóa cho các tế bào hình thành đôi mắt. Các chất carotenoid giúp ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.  Nhờ vậy mà sử dụng dâu tây sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn được khỏe mạnh.

Cải thiện lưu thông máu

Sắt là thành phần quan trọng làm tăng sản xuất hồng cầu, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đây cũng là một trong những thành phần mà dâu tằm sở hữu. 

Bên cạnh đó là các hợp chất dồi dào có tác dụng cải thiện tình trạng máu như: Kali giúp làm giảm huyết áp. Polyphenol giúp cho các mạch máu được khỏe mạnh. Các chất oxy hóa giúp tăng cường hoạt động của các mạch máu, giữ cho chúng được dẻo dai. Từ đó lưu lượng máu không bị cản trở mà được lưu thông đến các bộ phận khác trên cơ thể.

Giúp xương chắc khỏe hơn

Trong cây dâu tằm có chứa vitamin K, canxi và sắt. Đây là những dưỡng chất lý tưởng kết hợp với nhau để xây dựng các mô xương chắc khỏe. Chúng giúp xương có khả năng đẩy lùi các dấu hiệu thoái xương. Đồng thời ngăn ngừa các tình trạng rối loạn xương như loãng xương, viêm khớp,…

Cải thiện sức khỏe lá gan

Quả dâu tằm thường được sử dụng như một loại thuốc bổ máu. Bởi khi sử dụng, các hợp chất trong nó giúp làm nuôi dưỡng, làm sạch máu trong gan. Ngoài ra, trong dâu tằm còn có chất sắt có tác dụng cải thiện và tăng cường sở của gan tốt hơn.

Ngăn ngừa cúm và cảm lạnh

Sử dụng dâu tằm để chữa cảm cúm là một trong những bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Nó được sử dụng như một loại thuốc bổ, một chất diệt khuẩn. Từ đó bảo vệ cơ thể tránh bị cảm cúm hay cảm lạnh một cách hiệu quả. 

Khả năng chống viêm tốt

Sự có mặt của resveratrol trong bảng thành phần hóa học của cây dâu tằm là hiện diện cho công dụng chống viêm của nó. Bên cạnh đó, dâu tằm còn có chứa anthocyanins cũng là hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm. Đây cũng là lý do vì sao dâu tằm còn được sử dụng như một loại thuốc chống viêm, dị ứng.

Điều trị mắt đỏ

Trong y học cổ truyền, lá dâu tằm có vị đắng, ngọt, tính hàn có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Phù hợp điều trị cho tình trạng đau mắt đỏ.

Tác dụng của cây dâu tằm trong làm đẹp

Bên cạnh các công dụng về sức khỏe được kể trên, dâu tằm còn mang đến nhiều lợi ích cho làm đẹp. Điển hình là:

Tăng cường khả năng chống oxy hóa

Resveratrol là thành phần có trong dâu tằm có tác dụng bảo vệ da trước các tia UV có hại. Hoạt chất beta-carotene có khả năng trung hòa các gốc tự do gây hại cho da. Bên cạnh đó là hàng hoạt các vitamin A, C, E cùng nhiều khoáng chất có lợi giúp da chắc khỏe, căng mịn và giàu sức sống hơn.

Đây chính là những lý do vì sao dâu tằm có tác dụng chống lão hóa da tuyệt vời đến vậy.

Làm mờ vết thâm một cách tự nhiên

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tằm giúp ngăn ngừa sự xuất hiện các vết thâm trên da hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng còn giúp điều chỉnh sự tổng hợp melanin trong da. Từ đó mang đến làn da trắng sáng hơn, các vết thâm được xóa mờ một cách tự nhiên. 

Cấp ẩm cho da căng mềm

Trong cây dâu tằm có chứa hàng loạt các loại vitamin và khoáng chất giúp điều trị da khô. Sử dụng dâu tằm đúng cách sẽ mang đến cho bạn làn da đàn hồi, linh hoạt và rạng rỡ. Đặc biệt, đây đều là các dưỡng chất lành tính, an toàn, phù hợp với cả làn da nhạy cảm. Ngoài ra, chiết xuất từ rễ cây dâu tằm còn có tác dụng làm dịu cho làn da bị kích ứng.

Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của cây dâu tằm trong chữa bệnh và làm đẹp. Được đánh giá như một vị “thần dược” tự nhiên, lành tính cho người dùng. Nhưng khi sử dụng bạn cũng không được quá lạm dụng. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Đặc biệt là những bạn đang trong quá trình điều trị bệnh sẽ càng cần cẩn trọng hơn khi sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *