Cây Trinh Nữ Hoàng Cung: Công dụng chữa bệnh & Cách dùng?

881
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung: Công dụng chữa bệnh & Cách dùng?
Cây Trinh Nữ Hoàng Cung: Công dụng chữa bệnh & Cách dùng?

Trinh nữ hoàng cung là dược liệu nổi tiếng được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian. Nó được mệnh danh là “thần dược” có tác dụng điều trị được nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Cây trinh nữ hoàng cung có thể sinh trường tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới. Chúng được trồng ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Vậy nên, sẽ không khó để bạn có thể bắt gặp được cây trinh nữ. Đặc biệt là đối với những người sống ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng hay Huế,… 

Cây trinh nữ được sử dụng rộng rãi trong đông y. Cây trinh nữ được dân gian lưu truyền là có khả năng điều trị u xơ tử cung, u vú, u tuyến tiền liệt và các bệnh phụ khoa,… Vậy loại thảo dược này có thực sự có tác dụng tốt đến vậy không? Nếu đúng thì nên sử dụng thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Bạn hãy dành ra một vài phút để tìm lời giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là cây thuộc họ Thủy tiên, có tên khoa học là Crinum latifolium L. Nguồn gốc bản địa của cây trinh nữ là ở Ấn Độ. Sau đó nó mới được di thực sang các quốc gia khác có điều kiện sinh trường phù hợp như Trung Quốc, Lào, Campuchia,… trong đó có cả Việt Nam.

Trinh nữ hoàng cung còn được gọi bằng một số tên khác là náng lá rộng, tỏi Thái Lan, vạn châu lan,… Thân của chúng giống như củ hành tây, các bẹ lá úp vào nhau tạo thành thân giả dài khoảng 10 – 15cm. Các bẹ lá mỏng, kéo dài, hai bên mép lá có hình lượn sóng cùng các đường gân song song. Lá trinh nữ màu xanh nhưng phần đầu bẹ nơi sát đất có màu đỏ tím. 

Hoa trinh nữ có màu trắng, mọc thành khóm từ 6 – 18 bông trên cùng một cán hoa. Mỗi một bông hoa sẽ có 6 cánh, phần nhụy đài và túi phấn có màu vàng nhạt. Sau khi nở nở sẽ kết thành trái có hình cầu vào khoảng tháng 8 đến tháng 9.

Cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung

Cách nhận biết trinh nữ hoàng cung với các loại cây khác

Thoạt nhìn sẽ thấy cây trinh nữ hoàng cung rất giống với cây náng trắng hay lan huệ. Nếu không có sự hiểu biết kỹ lưỡng sẽ rất khó có thể phân biệt được các loại cây này. Để nhận biết cây trinh nữ bạn có thể dựa trên các đặc điểm sau:

  • Cây trinh nữ: Có phần lá mỏng, màu xanh nhạt hơn. Khi lá thơm sẽ có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu. Búp hoa khi chưa nở có màu hồng nhạt, khi mới nở vẫn giữ được các vệt hồng ở mặt dưới cánh hoa. Ngoài ra, củ của trinh nữ hoàng cung có hình tròn và màu trắng rất dễ phân biệt.
  • Cây náng trắng: Có phần lá dày nhất trong ba loại cây và màu xanh sẫm. Khi lá khô không có mùi thơm mà có mùi ngai ngái. Bông hoa của cây náng trắng chỉ có màu trắng. Còn phần củ thì thuôn dài và có màu đỏ nhạt.
  • Cây lan huệ: Có phần lá mỏng và dài nhất trong 3 loại cây. Lá lan huệ khi phơi khô sẽ không có mùi thơm. Hoa của lan huệ có hai màu rõ rệt là trắng và đỏ đậm. Còn phần củ cũng có hình cầu nhưng kích thước nhỏ hơn củ của náng trắng.

Tác dụng của cây trinh nữ trong chữa bệnh

Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc mang lại nhiều giá trị to lớn cho y học bởi nó sở hữu nhiều thành phần hóa học quý giá. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy cây trinh nữ có tác dụng điều trị nhiều loại bệnh như:

Ức chế sự phát triển của các khối u

Các thành phần hóa học thuộc nhóm alkaloid trong trinh nữ hoàng cung như: lycorine, pseudo lycorine, hippadine… giúp ngăn cản sự tổng hợp protein. Từ đó làm cho quá trình phát triển của các khối u chậm lại. Đồng thời ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư. 

Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc điều trị u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư vú, ung thư dạ dày,…. rất hiệu quả. Vậy nên, hiện nay trong rất nhiều loại thuốc điều trị phụ khoa có chứa thành phần là trinh nữ hoàng cung.

Kích thích tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ khả năng kích thích sản sinh tế bào lympho T – các tế bào phòng chống ung thư. Hệ miễn dịch của cơ thể được cải thiện tốt hơn do được tế bào lympho T bảo vệ trước các tác nhân gây hại. Điều này đã được chứng minh qua các cuộc thử nghiệm trên chuột trắng. Các con chuột được gây khối u cho uống nước chiết từ trinh nữ hoàng cung có tế bào lympho T tăng trưởng nhanh hơn.

Tăng khả năng chống oxy hóa

Khi chỉ số đo lường khả năng hấp thụ oxy hóa (ORCA) cao thì khả năng chống lại hoạt động của các gốc tự do càng tốt. Đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả phòng và điều trị các bệnh về khối u. Cây trinh nữ đã được các nhà nghiên cứu dược liệu chỉ ra rằng có chỉ số ORCA cao. Vì vậy mà nó có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa rất hiệu quả.

Bảo vệ tế bào thần kinh

Khi tiến hành nghiệm trên chuột bị tiêm trimethyltin – chất độc gây hại cho hệ thần kinh trung ương. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm điều trị cho chúng bằng trinh nữ hoàng cung. Kết quả của cuộc thí  nghiệm đã cho thấy công dụng bảo vệ các tế bào thần kinh ở mức trung bình của loại dược liệu này.

Hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Đây là một trong những công dụng quan trọng và được ứng dụng nhiều của cây trinh nữ. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên khối u xơ tuyến tiền liệt BHP-1, PC3 và LNCP sử dụng dịch chiết từ cây trinh nữ. Kết quả đã cho thấy khối u xơ bị ức chế tăng sinh các tế bào có hại, ngăn ngừa di căn. 

Cây trinh nữ có tác dụng điều trị đặc biệt hiểu quả các bệnh về u xơ
Cây trinh nữ có tác dụng điều trị đặc biệt hiểu quả các bệnh về u xơ

Cách dùng trinh nữ hoàng cung trong chữa bệnh

Để điều trị bệnh bằng cây trinh nữ, bạn có thể sử dụng theo các cách sau:

  • Ăn sống: Đây là cách sử dụng đơn giản và nhanh chóng nhất. Tuy nhiên mùi vị của loại thảo dược này khá khó ăn, chỉ thích hợp điều trị một số bệnh.
  • Sắc thành thuốc uống: Đây là cách sử dụng phổ biến của hầu hết các loại thảo dược. Cách sử dụng này không tốn quá nhiều thời gian và cũng dễ nấu. Tuy nhiên để các hợp chất có trong trinh nữ hoàng cung được bảo toàn tối đa thì ban nên sử dụng nồi đất hoặc sứ để nấu.
  • Đắp trực tiếp lên vùng tổn thương: Cách này chỉ thường áp dụng cho những người điều trị bệnh xương khớp, mụn nhọt.

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây trinh nữ

Bài thuốc chữa viêm phụ khoa

Chữa viêm nhiễm phụ khoa là bài thuốc được lưu truyền từ thời phong kiến. Loại thảo dược này được các thái y sử dụng để điều trị tình trạng rong kinh, chảy máu âm đạo, rối loạn kinh nguyệt,… cho các nữ nhân trong cung. 

Các nguyên liệu cần có trong bài thuốc này gồm có: 20g mỗi loại lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hương tư tử, hạ thảo khô. Đem số nguyên liệu này sắc với 1 lít nước đến khi cạn hết ½ số nước. Chia số thuốc đã sắc này thành 3 lần uống trong ngày, không để đến ngày hôm sau.

Bài thuốc giảm đau xương khớp

Để giảm đau xương khớp bằng cây trinh nữ, bạn chỉ cần chuẩn bị lá trinh nữ đã được phơi khô. Không giống với cách điều trị các loại bệnh khác. Trị đau xương khớp sẽ sử dụng lá trinh nữ được sao nóng rồi đắp lên vị trí bị đau. Chườm liên tục nhiều ngày sẽ thấy các vết bầm tan đi và cơn đau nhức thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến

Trong bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: 20g lá trĩnh nữ khoáng cung khô, 6g hương tư tử, 12g tiền tử. Rửa sạch rồi cho tất cả các nguyên liệu này vào nồi cùng 600ml nước. Đun cho đến khi nước trong nồi cạn còn một nửa thì dừng lại. Phần nước còn lại chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Trước và trong quá trình sử dụng trinh nữ hoàng cung bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không sử dụng dược liệu này cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 3 tuổi. Và cả những người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần hóa học nào của cây trinh nữ.
  • Nên uống sau khi đã ăn no.
  • Không sử dụng các thực phẩm: rau muống, cà pháo, măng chua,… trong quá trình sử dụng loại dược liệu này.
  • Nên bắt đầu sử dụng với một lượng nhỏ để cơ thể làm quen dần và theo dõi thay đổi của cơ thể. Nếu không có bất cứ tác dụng phụ nào thì bạn có thể yên tâm tiếp tục sử dụng thuốc.

Trên đây là một số chia sẻ về tác dụng và cách dùng trinh nữ hoàng cung trong trị bệnh. Hy vọng rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích để áp dụng thực tế. Chúc bạn luôn chủ động giữ cho mình được một cơ thể khỏe mạnh nhất!

Bài trước12 Tác dụng tuyệt vời của Cây Dâu Tằm trong chữa bệnh
Bài tiếp theoCây mật gấu (cây lá đắng) có tác dụng gì đối với sức khỏe
Với hơn 5 năm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Đông Y, cùng niềm đam mê lớn lao với các loại thảo dược, cây thuốc, vị thuốc quý tại Việt Nam. Mình hi vọng nội dung trên website này sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho bạn đọc.