10 Cách trị nổi mề đay hiệu quả tại nhà bằng mẹo dân gian

10 Cách trị mề đay hiệu quả tại nhà bằng mẹo dân gian

Nổi mề đay nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng đút túi ngay 10 cách trị nổi mề đay dân gian dưới đây để chủ động điều trị bệnh nhanh và hiệu quả hơn.


Nổi mề đay là một trong những tình trạng dị ứng dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Mề đay không phải là một căn bệnh truyền nhiễm hay nguy hiểm nghiêm trọng như bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.

Để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh mề đay an toàn, hiệu quả. Bạn hãy cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu ngay về những biểu hiện của loại bệnh này. Đồng thời tham khảo ngay 10 cách trị nổi mề đay dân gian hiệu quả dưới đây để bảo vệ cơ thể và sức khỏe nhé!

Biểu hiện của bệnh mề đay

Mề đay là tình trạng bệnh xảy ra do phản ứng của các mao mạch dưới da hay niêm mạc trước các tác nhân từ bên trong hoặc ngoài cơ thể. Nó gây ra hiện tượng phù tại chỗ, làm cho da bị phồng lên, ngứa ngáy và khó chịu. Mề đay có thể nổi ở một hay nhiều vùng da, niêm mạc ở nhiều vị trí trên cơ thể. 

Những người có làn da nhạy cảm thường có nguy cơ mắc bệnh mề đay cao hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh mề đay. Điển hình như: dị ứng thời tiết, côn trùng cắn, dị ứng phấn hoa, dị ứng mỹ phẩm,… 

Căn bệnh về da này không có khả năng lây nhiễm. Vậy nên bạn không cần lo lắng, kiêng kỵ hay né tránh mọi người xung quanh.

Bệnh mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Bệnh mề đay gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu cách trị nổi mề đay dân gian chúng ta sẽ tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này trước. Nổi mề đay được chia 2 giai đoạn cấp tính và mãn tính. Bệnh mề đay cấp tính là giai đoạn khởi phát. Nó có thể kéo dài đến 6 tuần, thường bùng phát một cách đột ngột và có thể tự khỏi. 

Giai đoạn tiếp theo là bệnh mề đay mãn tính, kéo dài nhiều hơn 6 tuần. Ở giai đoạn này các triệu chứng trên da nặng hơn nhiều, tái phát theo từng đợt. 

Mặc dù đây không phải là căn bệnh về da lây nhiễm. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với các dị nguyên cơ thể sẽ hình thành chất histamin. Hợp chất này khiến cho tình trạng ngứa ngáy trở nên khó chịu hơn rất nhiều. Theo phản xạ tự nhiên chúng tã sẽ gãi và dễ làm da bị trầy xước. Từ đó có thể để lại những vết sẹo thâm khiến da mất thẩm mỹ.

Hơn nữa, nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể gây ra nhiều triệu chứng khác. Chẳng hạn như: sưng ở mạch khí quản, khó thở, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa,…. Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Bị mề đay có thể tự khỏi không?

Như đã chia sẻ bên trên, bệnh mề đay ở giai đoạn đầu có thể mất dần theo thời gian. Tuy nhiên khi để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất lâu khỏi. Đặc biệt là những bệnh nhân bị nổi mề đay do di truyền sẽ rất khó điều trị, thường bị tái phát nhiều lần. 

Vậy nên, tốt nhất để tránh các hậu quả đáng tiếc bạn nên sớm điều trị để loại bỏ các nguyên nhân gây ra bệnh. Tùy vào tình trạng của bệnh sẽ có phương pháp điều trị khác nhau dành cho bạn.

10 cách trị nổi mề đay dân gian hiệu quả ngay tại nhà

Hầu hết các cách trị nổi mề đay dân gian đều có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Các phương pháp này được thực khá đơn giản, nhanh chóng và tự sử dụng được tại nhà. Bạn có thể tham khảo các cách trị nổi mề đay dưới đây:

Cách trị nổi mề đay dân gian hiệu quả ngay tại nhà
Cách trị nổi mề đay dân gian hiệu quả ngay tại nhà

Trị nổi mề đay bằng cách chườm lạnh

Đây là cách trị nổi mề đay tại nhà được sử dụng rất phổ biến. Khi chườm lạnh các mạch máu trên cơ thể sẽ co lại, ngăn ngừa tích tụ độc tố dưới da. Các độc tố ẩn bên trong da lại chính là một trong các nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay. Bên cạnh đó, đá lạnh cũng giúp cho tình trạng ngứa ngáy dễ chịu hơn.

Bạn chỉ cần sử dụng một chiếc túi chuyên dụng hoặc khăn sạch để bọc đá bên trong. Chườm đá lên vùng da đang bệnh trong vòng 20 phút. Sau đó cho nghỉ khoảng 20 phút rồi chườm lại một lượt nữa để đạt hiệu quả cao. Bạn cũng cần lưu ý rằng, không sử dụng đá quá già hay chườm liên tục để trán bị bỏng lạnh nhé!

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng lá kinh giới

Kinh giới là một trong những loại rau quen thuộc, được trồng nhiều ngay tại nhà. Rau kinh giới có bị cay nhẹ, tính ấm và chứa nhiều thành phần có khả năng giúp giảm ngứa, gây tê. Từ đó, làm da đang bị kích ứng sẽ được thuyên giảm. 

Để điều trị mề đay bằng rau kinh giới bạn có thể thực hiện đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm rau kinh giới, rửa sạch rồi đem đi nấu với 2 lít nước.
  • Sử dụng nước kinh giới ngay sau khi nấu sôi để xông hơi vùng da bị mề đay trong khoảng 20 phút.  
  • Lưu ý: cách phần nước nóng với vùng da khoảng 20cm để tránh bị bỏng.

Hết ngứa, khỏi mề đay với lá bạc hà

Cách trị nổi mề đay dân gian dân gian bằng lá bạc hà mang đến hiệu quả rất tốt. Trong lá bạc hà có chứa hàm lượng menthol – hợp chất được coi như chất gây tê tự nhiên dồi dào. Khi menthol tiếp xúc với da sẽ phát huy tác dụng làm giảm đau, ức chế các vi khuẩn gây bệnh. 

Đây cũng chính là lý do vì sao lá bạc hà được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Chẳng hạn như trong sản xuất kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo cao su,…

Cách điều trị bệnh mề đay bằng lá bạc hà được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà đã được rửa sạch rồi đem đi giã hoặc xay nát.
  • Bạn có thể đắp trực tiếp số lá này lên trên vùng da bệnh. Hoặc hòa vào nước sạch để tắm toàn thân. 

Chỉ đơn giản vậy thôi là cách triệu chứng do mề đay gây ra sẽ nhanh chóng được khắc phục.

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường được sử dụng với mục đích chính là giúp cho tinh thần thư giãn. Ngoài ra, thức uống thơm ngon này còn có tác dụng làm giảm một số bệnh lý về da. Ví dụ như: viêm da cơ địa, nổi mề đay,… Bởi trong trà hoa cúc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp điều tiết hoạt động tiết bã nhờn trên da. Đồng thời  kháng viêm và ức chế các vi khuẩn có hại. 

Bệnh nhân có thể sử dụng trà hoa cúc để điều trị mề đay như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 10g hoa cúc khô cùng 1 – 2 thìa mật ong.
  • Cho hoa cúc vào ấm pha trà rồi tráng qua một lượt nước sôi.
  • Tiếp đến thêm khoảng 150 – 200ml nước sôi vào ấm hãm trà trong 3 – 4 phút. 
  • Khi uống, hãy thêm mật ong vào và lắc đều ấm trà để tăng thêm hương vị.

Trị mề đay tại nhà bằng gừng tươi

Gừng là một trong những nguyên liệu quen thuộc, không thể thiếu trong căn bếp mỗi gia đình. Gừng không chỉ là thực phẩm được yêu thích mà nó còn được xem như là một “vị thuốc” có khả năng điều trị rất nhiều căn bệnh và có lợi cho sức khỏe. 

Gừng – Nguyên liệu tốt cho sức khỏe, trị khỏi mề đay
Gừng – Nguyên liệu tốt cho sức khỏe, trị khỏi mề đay

Trong gừng có thành phần các hoạt chất gingerol có công dụng chống oxy hóa. Đồng thời mang đến công dụng kháng viêm, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn. Cách trị nổi mề đay dân gian tại nhà bằng gừng rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị 50g gừng tươi cùng 2 thìa cà phê giấm và 2 – 3 thìa cà phê đường.
  • Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và đun sôi trong khoảng 10 phút. 
  • Để nguội số nước thu được rồi pha với nước uống dần. Mỗi lần pha bạn chỉ nên sử dụng khoảng 60 – 80ml nước cốt để có được hiệu quả tốt nhất. 
  • Lưu ý: Phương pháp này không khuyến khích cho các bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường.

Lá tía tô – vị thuốc dân gian đa dụng

Lá tía tô cũng là thực phẩm thân thuộc không kém cạnh so với gừng. Từ lâu, lá tía tô đã được sử dụng trong Đông y như một vị thuốc. Nó có đặc tính ấm nên rất thích hợp để điều trị các bệnh lý về da. Y học hiện đại cũng đã chứng minh lá tía tô có chứa các thành phần kháng viêm, giảm ngứa.

Người bệnh có thể nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả của lá tía tô trong điều trị mề đay bằng các làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô đã được rửa sạch rồi cho vào máy xay cùng 1 – 1.5 lít nước. 
  • Tiếp đến đem số nước này đun sôi rồi để nguội.
  • Lọc bỏ phần bã để lấy phần nước uống trong ngày. Nếu không muốn uống bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô đắp trực tiếp lên vùng da bệnh.

Trị nổi mề đay với nha đam

Nha đam còn được nhiều người gọi bằng cái tên khác là lô hội. Đây là loại thực vật có chứa hàm lượng vitamin, nước và các axit amin dồi dào. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm giảm đau rát trên da. Bên cạnh đó, thành phần các chất oxy hóa (polyphenol) còn giúp tăng cường sức đề kháng. Đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi các tế bào bị hư tổn, ngăn ngừa thâm sạm.

Không chỉ là “thần dược” làm đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Nha đam còn được nhận định là một loại nguyên liệu có khả năng trị mề đay rất hiệu quả. 

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng nha đam được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 – 3 lá nha đam tươi tùy vào diện tích vùng da bệnh. Nên lấy các lá càng to càng tốt.
  • Tiếp đến cắt bỏ phần vỏ lá nha đam bên ngoài rồi rửa sạch phần nhựa vàng chảy bên ngoài.
  • Bôi trực tiếp các chất nhầy bên trong ruột nha đam lên vùng da bị mề đay. Hãy kết hợp với massage để các hoạt chất được thẩm thấu sâu vào biểu bì.
  • Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch là xong.

Cách trị mề đay đơn giản bằng khế chua

Nhắc đến khế, chắc hẳn không ai là không biết đến loại quả tuổi thơ, gắn liền cả trong câu chuyện cổ tích này. Sở dĩ khế cho có tác dụng điều trị mề đay là do nó có chứa lượng chất chống oxy hóa lớn. Các hoạt chất này vừa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, vừa giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại.

Để trị mề đay bằng khế chua chúng ta sẽ sử dụng phần lá khế. Bạn chỉ cần lấy lá khế tươi đã rửa sạch xay nát nấu cùng 1 lít nước. Sau đó rửa lên vùng da đang bị bệnh hoặc tắm toàn thân. Nếu không muốn tắm, bạn có thể sao vàng lá khế tươi rồi bọc vào khăn bông chườm lên da. 

Bí kíp chữa mề đay bằng rau má

Rau má là cái tên rất nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp. Nó có khả năng thanh lọc cơ thể, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Theo Đông y, rau má có tính hàn, vị đắng có tác dụng giải độc, tiêu viêm. Theo y học hiện đại, các thành phần quercetin, kaempferol trong rau má có tác dụng giảm sưng, nóng. Đồng thời hỗ trợ phục hồi các vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa bội nhiễm.

Cách trị nổi mề đay dân gian bằng rau má có thể sử dụng theo nhiều cách. Bạn có thể kết hợp trong các món ăn hoặc sử dụng dưới dạng nước ép rau má.

Trị nổi mề đay bằng trà xanh

Trà xanh từ lâu đã nổi tiếng là nguyên liệu có chứa chất chống oxy hóa flavonoid dồi dào. Bên cạnh đó là thành phần EGCG cũng có khả năng chống viêm, ngăn ngừa các gốc tự do. Trà xanh được sử dụng nhiều trong điều trị và cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp, mề đay,…

Để trị mề đay bằng trà xanh bạn chỉ cần nấu lá trà xanh tươi với nước để tắm. Bên cạnh đó, kết hợp với việc uống hàng ngày để vừa trị bệnh mề đay, vừa thanh lọc, thải độc cơ thể.

Trên đây là 10 cách trị nổi mề đay hiệu quả ngay tại nhà bằng mẹo dân gian. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng, không truyền nhiễm. Thế nhưng bạn không được chủ quan để tránh bệnh bị biến chứng nặng và khó điều trị hơn. Tốt nhất, hãy đến thăm khám để nhận được sự tư vấn cho tiết và chính xác nhất bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *