Nhung hươu là gì? Tác dụng và cách sử dụng nhung hươu?

535
Nhung hươu là gì? Tác dụng và cách sử dụng nhung hươu?
Nhung hươu là gì? Tác dụng và cách sử dụng nhung hươu?

Nhung hươu hay lộc nhung là một trong tứ đại danh dược bổ dưỡng của Việt Nam. Nếu bạn chưa biết đến chúng thì hãy theo dõi bài viết này nhé!

Nhung hươu được biết đến với công dụng chữa nhiều bệnh lý, bồi bổ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết đến nhung hươu, thậm chí còn chưa được nhìn thấy chúng bao giờ.

Vậy nhung hươu là gì? Tác dụng và cách sử dụng ra sao? Hãy cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!

Nhung hươu là gì?

Tên gọi khác: Lộc nhung, Huyết nhung, Mê nhung, Quan lộc nhung, Ban long châu, Hoàng mao nhung.

Tên khoa học: Cervus Nippon Temminck

Phần sừng non của con hươu nai đực chính là nhung hươu, hay người ta còn gọi là lộc nhung.

Hầu hết các loại hươu nai đều có cặp sừng lớn, chúng thường rụng vào cuối mùa hè và mọc lại vào mùa xuân năm sau. Sừng non mới mọc thường rất mềm và có một lớp lông mịn phủ bên ngoài. Còn bên trong là các mô sụn, có nhiều mạch máu, khi chạm có cảm giác mềm mượt như nhung. Chính vì vậy, mà người ta gọi nó là nhung hươu.

Tuy nhiên không phải sừng non của con hươu đực nào cũng được sử dụng làm thuốc. Mà phải là sừng non của những con hươu đực trên 3 năm tuổi.

Phân loại nhung hươu

Căn cứ vào độ tuổi của hươu và thời điểm thu hoạch, nhung hươu gồm 4 loại sau: Huyết nhung, nhung yên ngựa, nhung chìa vôi và nhung gác sào.

Đặc điểm của từng loại:

  • Huyết nhung: Đây là loại có giá trị nhất và được khai thác triệt để nhất trong 4 loại. Chúng được cắt khi sừng non còn chưa phân nhánh. Có đặc điểm: nhung mềm, ngắn, còn mọng máu, da hồng, đầu nhung tù, lông thưa nhưng mịn.
  • Nhung yên ngựa: Đây cũng là loại nhung quý vì được thu hoạch khi chưa bị phân hóa thành sừng. Chúng được cắt khi sừng non bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh chỉ vừa nhú lên còn rất ngắn. Có nhánh bên dài bên ngắn nhìn giống như yên ngựa nên được gọi là nhung yên ngựa.
  • Nhung gác sào: Đây là loại chất lượng thấp. Chúng là sừng của con hươu đã già, sừng đã phân nhánh, lông rất cứng dày.
  • Nhung chìa vôi: Đây cũng là loại chất lượng thấp. Chúng là sừng non khi con hươu chưa đủ 3 tuổi, chúng có kích thước nhỏ, khi sấy khô chỉ còn khoảng 50g.
Hình ảnh nhung hươu
Hình ảnh nhung hươu

Thành phần của nhung hươu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần hóa học của nhung hươu tươi gồm:

  • 25 loại Acid amin, Calci Carborat, Calci Phosphat, Oestrogen, Testosteron, chất keo,…
  • 26 loại nguyên tố vi lượng như: Fe, Cu, Zn, Cr, Mg, Br, Coban, Kiềm,…

Ngoài ra, lộc nhung tươi còn chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe khác như: Collagens, Pantocrine, Chondroitin, Glycosami – noglycans, Hyaluronic, Alkaline Phosphatase, Acid Uronic, Protein mô xương, các khoáng chất,….

Tác dụng của lộc nhung đối với sức khỏe và làm đẹp

Lộc nhung là vị thuốc quý mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp. Lộc nhung không chỉ bổ dưỡng mà còn rất an toàn cho cả người già, trẻ con và những người có cơ địa yếu. Cùng điểm qua những công dụng chính của nhung hươu ngay bây giờ nhé!

Bồi bổ sức khỏe

Với thành phần gồm 25 loại acid và 26 nguyên tố vi lượng chính là biệt dược để bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe. Đây là dược liệu đặc biệt tốt cho những đối tượng vừa ốm dậy, sau phẫu thuật hoặc người đang xạ trị.

Trong lộc nhung có hoạt chất pantocrin giúp lưu thông máu rất tốt. Từ đó, giúp giảm thiểu các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt những bệnh nhân bị suy tim, huyết áp thấp và bị suy nhược cơ thể nên dùng vì có kết quả rất tốt.

Ngoài ra, Pantocrin có trong lộc nhung giúp chống mệt mỏi, tăng cường sức mạnh cơ bắp, sinh tủy rất hiệu quả.

Tăng sức đề kháng

Thành phần có công dụng tăng cường sức đề kháng chính là bạch cầu trung tính. Chính vì vậy, người sử dụng nhung hươu thường xuyên sẽ có sức khỏe tốt hơn người không sử dụng. Dược liệu này còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống chọi bệnh tật và ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.

Lộc nhung còn được sử dụng như một kháng sinh tự nhiên, loại bỏ virus trong cơ thể ra ngoài. Đã được chứng minh lâm sàng đối với bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C.

Tăng cường sinh lực nam giới

Đây là một trong những công dụng nổi bật nhất của nhung hươu. Với hàm lượng Pantocrin dồi dào, lộc nhung giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, chữa yếu sinh lý rất hiệu quả.

Sử dụng dược liệu đúng cách giúp nam giới cải thiện thời gian quan hệ, sinh tinh, bổ tủy. Đồng thời điều trị chứng liệt dương, thận hư, tinh trùng ít, đặc biệt cũng là vị thuốc giúp chữa vô sinh hiệu quả.

Đẩy lùi các bệnh xương khớp

Với hàm lượng canxi cao trong nhung hươu, giúp xương chắc khỏe, ngăn chặn quá trình lão hóa xương khớp rất tốt. Đồng thời, dược liệu này là chất keo giúp tái tạo lớp sụn khớp:

  • Chondroitin giúp cải thiện viêm khớp, đau nhức xương khớp.
  • Hai hoạt chất Glycosaminoglycans và hyaluronic giúp xương khớp được hoạt động trơn tru hơn.
  • Prostaglandin có công dụng giảm đau, chống viêm, sưng hiệu quả.

Ổn định đường tiêu hóa

Lộc nhung vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, điều trị nhiều bệnh lý vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt.

Sử dụng nhung hươu sẽ giúp ổn định hệ tiêu hóa, lợi niệu, tăng nhu động ruột. Đồng thời, dược liệu giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.

Chống lão hóa

Lộc nhung được ví như “tiên dược” của chị em phụ nữ trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa. Với 2 thành phần quan trọng là pantocrin và collagen giúp làm chậm quá trình lão hóa, nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe làn da. Đồng thời, lộc nhung còn giúp tăng cường sự đàn hồi của làn da, hạn chế nếp nhăn giúp chị em luôn có làn da tươi trẻ.

Ngoài ra, lộc nhung còn có công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt, thải độc, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Các cách sử dụng nhung hươu an toàn và đúng cách

Hiện nay có 2 loại chính là nhung hươu tươi và nhung hươu khô. Không phải ai cũng biết cách dùng để vừa phát huy hiệu quả tối đa vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Các cách sử dụng nhung hươu an toàn và đúng cách
Các cách sử dụng nhung hươu an toàn và đúng cách

Cách sử dụng lộc nhung tươi

Cách 1: Nấu cháo

Lộc nhung tươi rửa sạch, đem thái lát rồi xay nhỏ để nấu cháo (co thể bảo quản nhung hươu tươi xay trong ngăn đá để dùng dần). Ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần dùng 0,5-3g nhung hươu đã xay vào tô cháo còn nóng và có thể ăn luôn.

Cách 2: Hấp cơm

Nhung hươu thái lát mỏng, đem hấp với cơm để ăn hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần dùng từ 0,5-3g nhung.

Cách 3: Nấu canh

Băm nhỏ nhung rồi cho vào bát canh đang nóng và dùng luôn. Mỗi ngày dùng 1-2 lần, mỗi lần dùng từ 0,5-3g nhung.

Cách 4: Ngâm mật ong

Thái lát mỏng nhung hươu rồi xay nhỏ cùng với mật ong. Nên ăn trước bữa ăn, mỗi lần dùng một thìa cafe.

Cách 5: Ngâm rượu

Nhung hươu tươi thái mỏng, sau đó mang đi ngâm với rượu nếp trên 45 độ. Ngâm với tỉ lệ 100g nhung ngâm với 0,65 lít rượu. Ngâm trong 1 tháng thì lấy ra uống. Liều dùng, mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần uống 20ml.

Cách sử dụng lộc nhung khô

Cách 1: Nấu cháo

Lộc nhung sấy khô mang cắt lát rồi sao khô giòn, sau đó xay nhỏ để nấu với cháo trắng. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 5-10g. Lưu ý, nấu cháo gần chin mới cho lộc nhung vào.

Cách 2: Ngâm rượu

Lộc nhung khô thái nhỏ rồi mang ngâm với rượu ngon  theo tỉ lệ 100g nhung hươu khô ngâm với 1- 1,5 lít rượu. Ngâm 1 tháng lấy uống mỗi ngày 1- 2 lần, mỗi lần uống khoảng 20ml.

Lưu ý khi sử dụng nhung hươu

Tuy là dược liệu bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp, người dùng vẫn cần lưu ý một vài vấn đề khi dùng. Một số trường hợp dưới đây nên cẩn trọng khi sử dụng:

  • Người thừa cân béo phì, người bị cao huyết áp.
  • Người bị ho đờm, mắc các bệnh viêm phế quản.
  • Người bị nóng trong, nóng gan.
  • Người bị thiếu máu, hay mất máu, hẹp van tim,…
  • Người bị đầy bụng, tiêu chảy, hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Cẩn trọng với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, hoặc cho con bú.

Nhung hươu – một trong tứ đại thượng dược giúp bồi bổ cơ thể. Không chỉ có tác dụng chữa nhiều bệnh lý nguy hiểm mà còn phù hợp với nhiều đối tượng. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tác dụng và cách dùng để mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.

Bài trướcLá Ngón – Độc tính và sự nguy hiểm tiềm tàng trong tự nhiên
Bài tiếp theo10 Cách trị nổi mề đay hiệu quả tại nhà bằng mẹo dân gian
Với hơn 5 năm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Đông Y, cùng niềm đam mê lớn lao với các loại thảo dược, cây thuốc, vị thuốc quý tại Việt Nam. Mình hi vọng nội dung trên website này sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho bạn đọc.