Tác dụng chữa bệnh “thần kỳ” của vị thuốc Bạch thược

Tác dụng chữa bệnh "thần kỳ" của vị thuốc Bạch thược

Bạch thược hay còn gọi là mẫu đơn trắng là vị thuốc quý trong tự nhiên. Vậy cách nhận diện và tác dụng chữa bệnh của loại thảo dược quý này là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cây bạch thược là thảo dược quý và nổi tiếng trong Đông y với công dụng dưỡng huyết, chữa chứng kinh nguyệt không đều, giảm đau nhức xương khớp, tay chân co cứng,…

Vậy cây bạch thược là gì? Tác dụng chữa bệnh “thần kỳ”của vị thuốc này? Cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về vị thuốc bạch thược

Tên gọi khác: Mẫu đơn trắng.

Tên khoa học: Paeonia lactiflora Pall Ranunculaceae.

Đặc điểm

Bạch thược là loại cây lâu năm, thường mọc ở dưới những tán cây to và sống ở những khu vực vùng núi cao có khí hậu mát mẻ.

Cây có chiều cao trùng bình từ 50-80cm. Phần lá cây mọc so le nhau, mọc chụm 2 hoặc chụm 3. Phần thân cây không có lông và mọc đứng. Hoa rất to rộng 10-12cm, mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, có mùi giống hoa hồng, có 1-7 bông hoa trên mỗi thân cây. Quả bạch thược có 3-5 lá noãn.

Thành phần hóa học

Loài thảo dược quý này có nhiều thành phần hóa học như: paeoniflorin, oxy paeoniflorin, benzoyl-paeoniflorin, albiflorin, paeonolide, paeonol, oxypaeoniflorinone, tannin, acid benzoic, calci oxalate, chất béo, tinh dầu, tinh bột, chất nhầy.

Cách thu hái và sơ chế

Mẫu đơn trắng thường được thu hái sau 4 năm trồng và thời gian thu hái trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm.

Cây được thu hái rồi cắt bỏ rễ nhỏ và thân, sau đó mang đi rửa sạch. Ngâm nước khoảng 2 tiếng rồi mang đi đồ hoặc ủ thêm 2 ngày đêm. Đồ xong mang ra nắn thẳng và phơi. Thái mỏng hoặc bào rồi mang đi sấy, sau đó bảo quản trong lọ.

Bạch thược - Vị thuốc quý trong Đông y
Bạch thược – Vị thuốc quý trong Đông y

Tác dụng chữa bệnh “thần kỳ” của vị thuốc bạch thuốc

Tại sao bạch thược lại thần kỳ đến vậy? Cùng tìm hiểu tác dụng chữa bệnh của loại thảo mộc quý này nhé.

Trong Đông y

Bạch thược trong đông y được mô tả là dược liệu có tính hàn, vị đắng, hơi chua chát, khi vào cơ thể sẽ quy vào 3 kinh: can – tỳ – phế.

Loại thảo dược quý này có công dụng nổi bật là bình can, chỉ phúc thống, dưỡng huyết, trừ huyết tích, tả tỳ nhiệt, chỉ thủy tả, chỉ thống, điều kinh, lợi tiểu,… Do đó, bạch thược là vị thuốc được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, đau lưng, đau vai gáy.

Ngoài ra, vị thuốc này còn được dùng trong bài thuốc chữa hen suyễn, đau dạ dày, chữa nám da, kinh nguyệt không đều, hoa mắt chóng mặt đau đầu, tiều khó, đổ mồ hôi trộm,…

Theo y học hiện đại

Trong cây bạch thược, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều thành phần dược lý quý như: paeoniflorin, flavonoid, proanthocyanidin, polysaccharid, tannin, acid benzoic,… Trong đó, thành phần paeoniflorin – hoạt chất chiếm đến 90% trong tổng số dịch chiết từ thảo dược này. Paeoniflorin đã được chứng minh là có công dụng giảm đau, an thần, chống co thắt, chống co giật, chống loét dạ dày, ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm áp huyết, giảm sốt,…

Ngoài ra, vị thuốc quý này còn có nhiều công dụng chữa bệnh khác như:

Cải thiện tuần hoàn máu ở tim, điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa tình trạng đông máu tiểu cầu, bảo vệ gan, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, chống lão hóa.

Thành phần acid benzoic có công dụng chữa ho, trừ đờm rất tốt. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng vị thuốc này vì nếu dùng quá liều có thể dẫn đến chứng co quắp, mê sảng, thậm chí là có thể tử vong.

Nước sắc bạch thược có khả năng ức chế quá trình tăng tiết quá mức của acid dịch vị giúp ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày.

Loại thảo dược này còn có khả năng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu khuẩn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn lỵ,… và một số loại nấm ngoài da khác.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, sử dụng bạch thược có thể giúp lợi tiểu và giảm tình trạng ra mồ hôi trộm.

Các bài thuốc chữa bệnh từ bạch thược

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ bạch thược mà Thảo dược An Nam đã tổng hợp được. Mọi người có thể tham khảo:

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Chuẩn bị: 40g bạch thược và 8g cam thảo.

Cách dùng: Hai nguyên liệu trên đem đi chế thành dạng cao khô rồi trộn đều với nhau. Sau đó nặn thành các viên nhỏ 0,165g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8 viên. Người bệnh nên dùng với nước ấm để tăng hiệu quả sử dụng.

Bạch thược chữa ho gà

Chuẩn bị: 15g bạch thược, 3g cam thảo.

Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào nồi thêm nước rồi sắc uống. Mỗi ngày một thang.

Với trường hợp ho có đờm, người bệnh nên cho thêm ngô công, đình lịch và địa long rồi sắc lên và uống. Với trường hợp ho lâu ngày thì thêm bách hộ vào sắc cùng.

Bạch thược chữa ho gà rất hiệu quả
Bạch thược chữa ho gà rất hiệu quả

Bài thuốc chữa hen suyễn

Chuẩn bị: Bạch thược và cam thảo, tỉ lệ 2:1

Cách dùng: Tán nhỏ hai nguyên liệu trên rồi trồn đều với nhau. Lấy 30g bột đun với 120ml nước trong 3-5 phút. Sau đó chờ lắng cặn rồi lấy nước uống.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: 15g bạch thược và 12g cam thảo.

Cách dùng: Sắc uống hằng ngày, mỗi ngày một thang như trên.

Bạch thược chữa đau bụng kinh

Chuẩn bị: 8g bạch thược, 8g hương phụ, 3g thanh bì, 3g xuyên khung, 3g sinh địa, 3g sài hồ và 2g cam thảo.

Cách dùng: Tất cả nguyên liệu cho vào nồi sắc cùng 600ml nước. Chia nhỏ nước thuốc uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang như trên.

Bài thuốc chữa rong kinh rong huyết

Chuẩn bị: 8g bạch thược, 8g thục địa, 8g can khương, 8g mẫu lệ, 8g quế lâm, 8g mộc giác, 8g hoàng kỳ và 8g long cốt.

Cách dùng: Mang các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, trộn đều. Lấy 8g bột vừa làm pha với nước ấm rồi uống trước bữa ăn. Ngày làm 3 lần để nhanh cải thiện bệnh.

Bạch thược chữa lỵ ra máu mủ

Chuẩn bị: 40g bạch thược, 40g hoàng cầm, 20 đương quy, 20g hoàng liên, 12g đại hoàng, 8g cam thảo, 8g binh lang, 8g mộc hương và 6g quan quế.

Cách dùng: Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn rồi trộn đều với nhau. Mỗi ngày lấy 20g bột mịn trên sắc cùng 2 bát nước, sắc đến khi còn 1 bát thì lấy ra uống. Uống khi nước còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa đau bụng sau sinh do huyết hư

Chuẩn bị: 30g bạch thược, 15g gừng tươi, 15g đương quy và 1kg thịt dê.

Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào nồi hầm chín, nêm nếm vừa ăn. Sử dụng khi còn ấm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng bạch thược chữa bệnh

Là một vị thuốc quý, tuy nhiên người bệnh muốn sử dụng thảo dược này cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Không dùng cho người trúng hàn.
  • Không dùng cho người bị đau bụng, tiêu chảy.
  • Không sử dụng bạch thược khi bị đầy bụng.
  • Không dùng chung với tiêu thạch, mang tiêu, miết giáp,…
  • Không sử dụng trong trường hợp huyết hư hàn.
  • Không sử dụng thảo dược này khi bảo tử lạnh.
  • Không sử dụng khi cơ thể bị mụn lạnh

Trên đây là những thông tin tổng quan về bạch thược và tác dụng chữa bệnh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho bạn đọc hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách dùng vị thuốc quý này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *