Bài thuốc Đông Y chữa giãn tỉnh mạch chân ít người biết

Bài thuốc Đông Y chữa giãn tĩnh mạch chân ít người biết

Bệnh giãn tĩnh mạch chân nhiều người gặp phải do hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp thường phải chịu áp lực lớn. Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y triệt để, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Suy giãn tĩnh mạch chân tưởng chừng là căn bệnh đơn giản nhưng lại có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…Chính vì thế, chữa trị căn bệnh này là điều cần thiết.

Bài viết dưới đây sẽ mách bạn cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng đông y triệt để, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Tĩnh mạch là các mạch máu trong cơ thể, làm nhiệm vụ dẫn máu các cơ quan về tim để thực hiện lọc máu.

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới là thuật ngữ chỉ sự suy giảm các chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng bị ứ đọng gây ra những biến đổi về huyết động và các mô tổ chức xung quanh. Đôi khi có thể quan sát được các tĩnh mạch bị giãn màu xanh, tím nổi bật ngay dưới da.

Giãn tĩnh mạch có thể phát triển ở nhiều vị trí trên cơ thể (thực quản, hậu môn, bìu,…), nhưng xảy ra phổ biến nhất là ở chân và đùi. Phụ nữ trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch. Hiện tượng này có thể giảm dần sau sinh hoặc không thuyên giảm tùy từng trường hợp cụ thể.

Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân

Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới bao gồm:

  • Các tĩnh mạch nổi rõ bên dưới bề mặt, có thể đã quan sát được.
  • Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân.
  • Có cảm giác khó chịu, nặng nề ở chân.
  • Hay bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Da ở trên vùng giãn tĩnh mạch bị khô, biến đổi máu sắc, ngứa, nặng hơn có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch.
Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân
Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân

Đối tượng dễ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân

  • Người đứng lâu, ngồi nhiều, ít vận động.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ đi giày cao gót thường xuyên.
  • Người bị bệnh béo phì.
  • Biến chứng của suy tĩnh mạch mạn tính.

Bài thuốc Đông Y giúp chữa giãn tĩnh mạch chân

Để loại bỏ căn bệnh giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể tham khảo phương pháp đông y. Với phương pháp này có thể làm hồi phục thành mạch, bền thành mạch nên khả năng mắc lại là rất ít tuy nhiên cần phải kiên trì chữa trị.

Bạn có thể sử dung bài thuốc đông y với những dược liệu rất tốt cho việc điều trị giãn tĩnh mạch bao gồm: Hồng hoa (15g ), đào nhân (16g), xích thược(20g), đan sâm( 20g), xuyên khung (15g), sinh địa (15g), thục địa (10g), hòe hoa (20g), đương quy (20g), hoàng kỳ (12g). Đêm tất cả các nguyên liệu phơi khô, sắc lấy nước uống hàng ngày sau bữa ăn 30 phút.

Trong thời gian uống thuốc, không ăn thức ăn cay nóng, khó tiêu, ngủ đủ nhu cầu, ăn nhiều rau củ quả. Công việc phải đứng lâu, ngồi lâu nên có thời gian giải lao để máu bớt ứ đọng, duy trì cân nặng, tập thể dục đều đặn và phù hợp.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc nam trị giãn tĩnh mạch chân như:

  • Dùng hoa cúc vạn thọ đun, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ sưng khoảng 5 phút.
  • Pha bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng khoảng 1 muỗng, rồi khuấy đều và uống là được, có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh này ngày 3 lần và uống liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt hiệu quả chữa bệnh.
  • Sử dụng dầu oliu để xoa bóp vào vùng da bị bệnh.
  • Sử dụng giấm táo để xoa bóp vào vùng da bị bệnh.
  • Lấy phần keo của lá nha đam rửa sạch và bôi lên khu vực sưng trong thời gian 20 phút.
Dùng hoa cúc vạn thọ
Dùng hoa cúc vạn thọ

Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý mang tính xã hội, liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, bạn nên tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc, tranh thủ giải lao, đi lại vận động vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 – 60 phút.

Trong thời gian ngồi làm việc, có thể phối hợp các bài tập vận động chân như co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn. Khi nằm ngủ nên gác chân lên cao cho máu về tim dễ.

Đồng thời, bổ sung chế độ ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin đồng thời kết hợp tập thể dục như: bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *