Cà gai leo là cây gì? Có tác dụng giải độc và hạ men gan?

Cà gai leo là cây gì? Có tác dụng giải độc và hạ men gan?

Cà gai leo là một trong những dược phẩm được coi trọng trong nền y học cổ truyền. Vậy tác dụng của cà gai leo mang đến là gì mà nó lại được y học đánh giá cao đến vậy? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Được thiên nhiên ưu ái, hiện nay nước ta có đến hàng chục ngàn dược liệu thiên nhiên quý giá. Mỗi loại dược liệu đều mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp khác nhau. Nhắc đến các dược liệu tự nhiên tốt cho gan, cà gai leo là một trong những cái tên nổi bật được kể đến hàng đầu.

Đây là loại dược liệu được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu từ những năm 1980. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã cho thấy cà gai leo có khả năng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là các bệnh nhân mắc bệnh về gan. Hãy cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu ngay xem những tác dụng của cà gai leo là gì nhé!

Cà gai leo là gì?

Cà gai leo là loại cây nhỡ leo thuộc họ Solanaceae, có tên khoa học là Solanum procumbens. Loài cây này còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: cà gai dây, cà vạnh, cà lù hay cà bò. Dược liệu này có thể được trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta. 

Điều kiện sinh trưởng của loại cây này là ưa sáng, chịu hạn tốt, chịu ngập úng kém. Chúng thường mọc hoang ở các khu vực ven rừng có độ cao dưới 300m. Cà gai dây không kén đất mà có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất pha cát và đất ba gian.

Trong Đông y, cà gai dây được xem là cây thuốc nam có bị hơi the, tính ấm. Đây là loại dược liệu có công năng phát tán, phong thấp, tiêu độc, trừ ho, ngừa viêm và giảm đau.

Cà gai leo là gì?
Cà gai leo là gì?

Phân loại và đặc điểm nhận biết cà gai leo

Đặc điểm nhận biết

Cà gai leo thường mọc cao từ 1 – 2m, cây càng phát triển càng phân ra nhiều nhánh nhỏ. Cho đến khi trưởng thành, trên thân cà gai dây sẽ xuất hiện các lông phân nhánh. Hình dáng của lá có sự khác biệt giữa phần thân gốc và trên các cành, nhánh. 

 Lá ở trên các cành của cà gai dây có hình trứng hoặc thuôn dài. Còn đối với lá ở phần thân gốc cây có hình rìu hoặc hơi tròn, mặt trên có màu thẫm, mặt dưới có một lớp lông tơ trắng và có gai ở chân chính. Các đặc điểm này của lá có thể nhận thấy dễ dàng khi nhìn bằng mắt thường.

Phân loại

Hiện nay, cà gai leo được chia làm 2 loại: loại hoa trắng và loại hoa tím. Trong đó:

  • Cà gai leo trắng có hoa màu trắng, được trồng ở khu vực miền Trung. Loại cà gay dây này có thân nhỏ hơn, cằn cỗi hơn,màu nâu đất cứng cáp. Loại này thường được chế biến thành thuốc trong cả y học truyền thống và hiện đại.
  • Cà gai dây tím có hoa màu tím, được trồng ở khu vực miền Bắc và số ít ở miền Nam. Loại hoa tím này có phần thân màu xanh, bụ bẫm và dễ chăm sóc hơn. Tuy nhiên, loại này được sử dụng ít và chủ yếu được người dân trồng để làm hàng rào. 

5 tác dụng của cà gai leo đối với sức khỏe

Các dược tính quan trọng có trong cà gai leo như: flavonoid, saponin, sterol, acid amin, alkaloid,… Trong lá và rễ còn có thêm các thành phần: Solamin A, B, glycoalcaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 anpha pregan 16 on, dihysrolanosterol… 

Cà gai dây có tác dụng giải độc, hạ men gan rất hiệu quả
Cà gai dây có tác dụng giải độc, hạ men gan rất hiệu quả

Vậy với các thành phần trên, cà gai leo có tác dụng gì? Loại dược quý này có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như:

Điều trị các bệnh lý về gan

Cà gai leo không chỉ có tác dụng giải độc, hạ men gan. Hoạt chất glycoalcaloid trong cà gai leo là thành phần có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus. Đặc biệt là đối với tình trạng bệnh viêm gan B. Sử dụng loại dược liệu này đúng liều lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện thể chất.

Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm quá trình phát triển của virus xơ gan, giảm mức độ xơ gan giai đoạn sớm. Điều này đã được chứng minh tại hai công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương.

Giải rượu hiệu quả

Sử dụng cà gai leo để giải rượu là một trong những bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Trong một thí nghiệm đã cho thấy nồng độ cồn giảm thấp hẳn khi ngâm dược liệu này vào rượu. Trong thực tế, người dân đồng bào dân tộc thường ngậm rễ cà gai dây trước và sau khi uống. Kết quả thu được là họ cảm thấy tỉnh táo, không gặp phải các hiện tượng say như đau đầu, buồn nôn. 

Điều trị đau lưng hay bị rắn cắn

Công dụng điều trị đau lưng, rắn cắn của cà gai leo đã được ông cha ta phát hiện và ứng dụng rất nhiều. Mỗi khi đi vào rừng hái thuốc quý là trong người sẽ không quên mang theo một ít cây cà gai leo. Nếu không may bị rắn độc cắn có thể dùng dược liệu này để ngăn chặn và đào thải chất độc của nọc rắn ra bên ngoài. 

Không chỉ vậy, sử dụng cà gai leo còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đau lưng, đau nhức xương khớp. Công dụng này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh.

Chữa bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh có tính truyền nhiễm qua hô hấp hoặc tiếp xúc với nước bọt người bệnh do vi khuẩn ho gà gây ra. Loại bệnh này có thể lây nhiễm và phát triển ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh ho gà khi để ho dai dẳng lâu ngày không khỏi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

Bí quyết để điều trị tình trạng bệnh này là duy trì uống nước cà gai leo mỗi ngày. Liều lượng sử dụng hợp lý là nấu 16 – 20 gram cà gai leo khô với 300ml nước uống hàng ngày. Duy trì thói quen sử dụng trong khoảng 6 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Giúp ức chế một số tế bào ung thư

Dịch chiết toàn phần trong cà gai dây và thành phần Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa tốt. Dịch chiết trong cà gai dây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế được một số tế bào ung thư. Điển hình như tế bào ung thư gan, ung thư cổ tử cung,… 

Bên cạnh đó nó còn có khả năng chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Cà gai dây giúp thúc đẩy quá trình tái sinh tế bào gan, hạ men gan tốt. Đồng thời ngăn ngừa xơ gan tiến triển, thanh lọc, giải độc và bảo vệ gan hiệu quả.

Các đối tượng nên và không nên sử dụng cà gai leo

Cà gai leo là loại dược liệu tự nhiên, có tính an toàn cao nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là những đối tượng nên và không nên sử dụng dược liệu này bạn cần lưu ý.

Đối tượng không nên dùng cà gai leo

  • Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
  • Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến chức năng thận.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc/thảo dược khác theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Đối tượng nên sử dụng 

  • Các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị thuốc kháng virus nhưng chưa hiệu quả.
  • Người phải thường xuyên sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
  • Bệnh nhân bị men gan cao, mỡ máu.
  • Bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề về gan như: xơ gan, u gan, suy giảm chức năng gan, viêm gan B,…
  • Người đang gặp phải tình trạng đau tức hạ sườn phải, vàng da, đau nhức xương khớp.
  • Người muốn cải thiện tình trạng đau nhức răng, chảy máu chân răng.
  • Người bị ho, viêm họng, cảm cúm.

Có nên sử dụng cà gai leo mỗi ngày không?

Như đã chia sẻ bên trên, cà gai leo là dược phẩm lành tính, không gây tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng cà gai dây mỗi ngày để đào thải độc tố. Tuy nhiên người dùng cũng được lạm dụng chúng quá mức. Bởi việc sử dụng quá liều có thể khiến cho người dùng bị nổi mụn, khó tiêu,… 

Hàm lượng cà gai dây được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng mỗi ngày là từ 20 – 30 gram. Hàm lượng này có thể thay đổi tùy vào thể trạng của từng người. Vậy nên, để đảm bảo hiệu quả đạt được tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là một số chia sẻ về cà gai leo – dược liệu quý giá trong y học. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về tác dụng cũng như đối tượng nên sử dụng. Chúc bạn có thể áp dụng được những kiến thức hữu ích này vào cuộc sống để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe thật tốt nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *