Cây ngải cứu vừa là một loại rau thơm, vừa là một loại thuốc có tác dụng chữa bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể gây ngộ độc, gây hại cho sức khỏe người dùng nếu không sử dụng đúng cách.
Ngải cứu là một loại cây quen thuộc, được sử dụng nhiều mọi miền trên đất nước ta. Nó không chỉ được biết đến là nguyên liệu tạo nên các món ăn ngon. Ngải cứu còn là một loại dược liệu rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều trong Đông y.
Dù là loại cây thân thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như cách sử dụng chúng. Vậy nên, nội dung bài viết dưới đây sẽ bật mí cho bạn 8 công dụng chữa bệnh của ngải cứu cùng những lưu ý khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đặc điểm nhận biết cây ngải cứu
Ngải cứu là một loài cây thảo họ Cúc, có tên khoa học là Artemisia vulgaris. Ngoài ra nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như: cỏ linh ti, quá sú, nhả ngải, ngải diệp,… Ngải cứu được tìm thấy ở nhiều khu vực như châu Á, Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Phi,…
Cây ngải cứu có chiều cao khoảng 50 – 60cm, có nhiều cành non, thân có những rãnh dọc. Trên bề mặt của cả thân và lá cây đều được bao phủ bởi một lớp lông mỏng. Lá ngải cứu không có cuống, mọc sole nhau, mặt lá trên xanh thẫm và nhẵn hơn mặt dưới.
Hoa của cây ngải cứu thường mọc thành chùm kép, các cụm hoa như quả địa cầu, màu vàng lục nhạt ở đầu cành. Ngoài ra, ngải cứu có mùi hơi nồng và có vị đắng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng thời điểm.
Thành phần hóa học
Bảng thành phần hóa học của cây ngải cứu bao gồm có những dưỡng chất sau:
- Trung dược học: Folium Artenesiae Vulgaris: Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Ferneol, Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose.
- Hiện đại thực dụng trung dược: Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol. Cùng nhiều hoạt chất acid amin, cholin, flavonoid và adenine.
8 công dụng chữa bệnh tuyệt vời của ngải cứu
Cây ngải cứu được xem như là một vị thuốc gia truyền rất tốt cho sức khỏe được ông cha truyền lại. Dưới đây là 8 công dụng chữa bệnh nổi bật được nhiều người quan tâm nhất của ngải cứu.
Tác dụng điều hòa kinh nguyệt
Trong đông y, ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm giúp ôn kinh cầm máu, điều hòa thân nhiệt, ổn định kinh nguyệt. Để sử dụng cây ngải cứu điều hòa kinh nguyệt bạn có thể thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 6 – 12 gram ngải cứu tươi, 300ml – 1 lít nước. Nếu bạn sử dụng ngải cứu khô khô thì 10 gram ngải cứu khô nấu với 200ml nước. Bạn cũng có thể sử dụng ngải cứu dạng bột pha hoặc cao đặc theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì.
- Tiếp đến cho vào nồi nấu thành nước uống trong ngày hoặc hãm với nước sôi thành trà.
- Chia số nước này ra làm 2 – 3 lần uống trong ngày, có thể cho thêm chút đường để dễ uống hơn.
- Sử dụng 1 – 2 ngày là bạn sẽ thấy máu kinh đỏ, ít hơn, cơ thể đỡ mệt mỏi. Sau khi kết thúc kỳ kinh nên tạm ngưng, không sử dụng liên tục trong nhiều ngày.
Cây ngải cứu giúp an thai
Ngải cứu là loại dược liệu có tính ôn ấm, bổ khí huyết. Đặc biệt, dược tính hay năng lượng có trong ngải cứu sẽ trực tiếp đi vào tử cung. Đồng thời đưa khí huyết dồn mạnh về tử cung làm tử cung co bóp mạnh hơn. Từ đó giúp tử cung được làm sạch và co bóp tốt hơn.
Tuy nhiên điều này chỉ tốt khi thai phụ đã mang thai từ 3 tháng trở lên. Lúc này thai đã bám chắc, việc tử cung co bóp sẽ giúp an thai, nuôi dưỡng thai tốt hơn. Đây là điều mà các mẹ cần lưu ý thật kỹ trước khi bắt đầu sử dụng ngải cứu.
Các mẹ mang bầu từ trên 3 tháng có thể chế biến ngải cứu để an thai như sau:
- Chuẩn bị: 16g lá ngải cứu tươi, 16g tía tô, 600ml nước.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho và nồi cùng nước đụ cho đến khi cạn còn 100ml nước cốt.
- Chia số nước này thành 3 – 4 lần uống trong ngày.
Giúp giảm đau xương khớp
Trong cây ngải cứu có chứa thành phần Polypheno – một trong những hoạt chất rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng như một chất gây tê nhẹ. Nhờ đó giúp làm giảm cơn đau nhức tại các khớp bị viêm.
Các thành phần hóa học Flavonoid, absinthin và anabsinthine đều là những hoạt chất có tác dụng chống viêm. Khi được cơ thể hấp thụ, tình trạng sưng, nóng đỏ, đau nhức do viêm khớp gây ra sẽ được cải thiện đáng kể.
Để sử dụng ngải cứu trong điều trị xương khớp, bạn chỉ cần thực hiện rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu tươi, 2 muỗng cà phê mật ong.
- Ngải cứu sau khi được rửa sạch đem đi giã nát cùng 2 thìa mật ong đã chuẩn bị.
- Sau đó vắt lấy phần nước cốt uống làm 2 lần trong ngày. Sử dụng 1 – 2 tuần rồi ngưng, tránh dùng liên tục trong một thời gian quá lâu.
Điều trị mụn, mẩn ngứa
Cây ngải cứu được xem là một trong những loại “thần dược” mang đến làn da sáng hồng. Trong lá ngải cứu có chứa Tannin – một hoạt chất có tính sát khuẩn, chống viêm tốt. Vậy nên sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ giúp điều trị mụn cùng nhiều chứng bệnh viêm da. Nước ngải cứu được các mẹ sử dụng để trị rôm sảy cho con rất hiệu quả.
- Cách dùng ngải cứu trị mụn: Bạn chỉ cần chuẩn bị lá ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên da mặt. Giữ nguyên chúng khoảng 20 phút rồi đem đi rửa lại là được.
- Cách dùng ngải cứu điều trị mẩn ngứa: Lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy phần nước cốt. Đem số nước này hòa thêm với 2 – 3 lít nước vào chậu. Sử dụng khăn sạch thấm ướt rồi lau lên người tắm cho bé. Cuối cùng tắm lại bằng một lượt nước sạch là xong.
Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể
Với những người bị suy nhược cơ thể, sử dụng lá cây ngải cứu kết hợp với một số dược liệu có lợi khác sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
- Chuẩn bị: 250g lá ngải cứu tươi, 20g câu kỷ tử, 2 quả lê, 150g thịt gà ác, 10g đinh quy và 500ml nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và đun cho đến khi cạn một nửa số nước trong nồi.
- Chia số canh trên thành 4 – 5 phần để ăn trong ngày. Khi sử dụng liên tục 1 – 2 tháng, chắc chắn sức khỏe của bạn sẽ cải thiện rõ rệt.
Bổ máu và lưu thông máu
Sử dụng lá của cây ngải cứu nấu với trứng là món ăn bổ máu phổ biến từ xa xưa. Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, bạn có thể rán hoặc nấu canh với trứng đều được. Món ăn bổ máu này không yêu cầu cách nấu cầu kỳ. Bạn chỉ cần rửa sạch, thái nhỏ ngải cứu rồi cho vào đánh tan với trứng. Thêm một chút gia vị vừa vặn rồi cho lên nấu là đã có thêm một món ngon trong mâm cơm rồi.
Giảm tình trạng chuột rút
Không chỉ có tác dụng điều trị các chứng bệnh bên trong cơ thể. Ngải cứu còn là phương thuốc giúp điều làm giảm và chống các bệnh căng cơ, chuột rút,… hiệu quả. Để giảm tình trạng chuột rút, bạn chỉ cần ngâm chân trong nước ngải cứu còn ấm là được.
Sơ cứu vết thương an toàn
Như đã chia sẻ bên trên, trong lá cây ngải cứu có chứa các hoạt chất có tính kháng khuẩn. Khi bị thương, bạn chỉ cần lấy lá ngải cứu tươi giã nát. Sau đó cho thêm một chút muối vào và đắp lên vết thương. Như vậy vết thương sẽ được giảm đau nhức rõ rệt và cũng cầm máu nhanh hơn.
Một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
Từ lâu cây ngải cứu đã được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. Nó được xem như một loại thảo dược tự nhiên có độ lành tính cao, an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng ngải cứu không đúng cách có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy, bạn cần lưu ý những đối tượng không nên sử dụng ngải cứu sau:
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nếu sử dụng ngải cứu có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
- Ngải cứu không phù hợp cho những bệnh nhân suy gan, suy thận. Bởi tinh dầu trong ngải cứu có khả năng gây độc cho gan, thận và không có lợi cho một số quá trình trao đổi chất khác trong cơ thể.
- Người bị rối loạn đường ruột hay đang gặp các vấn đề về tiêu hóa nếu sử dụng ngải cứu sẽ khiến các triệu chứng bệnh khó kiểm soát hơn.
- Người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong cây ngải cứu.
- Không tự ý kết hợp ngải cứu với các loại thảo dược khác nếu không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Có nên sử dụng ngải cứu thường xuyên không?
Ngải cứu vừa là một loại rau thơm, vừa là một vị thuốc hữu hiệu. Ngải cứu không khó mua, giá thành cũng không cao lại có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống với các loại dược liệu khác, để đạt được hiệu quả tốt nhất bạn cần biết sử dụng đúng cách.
Hàm lượng ngải cứu cho mỗi lần sử dụng không nên quá 40 gram rau tươi. Tần suất sử dụng ngải cứu để điều trị bệnh là 1 – 2 lần/tuần. Lưu ý không sử dụng ngải cứu trong thời gian dài.
Đối với ngải cứu khô dùng để pha trà hay nước uống chỉ nên sử dụng 3 – 5 gram. Người dùng nên ngưng sử dụng ngay khi khỏi bệnh, không sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Trên đây là 8 công dụng tuyệt vời của cây ngải cứu đối với sức khỏe. Mặc dù đây là loại dược liệu thiên nhiên lành tính nhưng bạn cũng cần lưu ý những điều trên trước khi sử dụng nhé! Chúc bạn luôn giữ cho mình được tình trạng sức sử và tinh thần tốt nhất!