Cây núc nác: Hình ảnh, tác dụng chữa bệnh và cách dùng

Cây núc nác: Hình ảnh, tác dụng chữa bệnh và cách dùng

Cây Núc Nác có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng lại không nhiều người biết đến. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu công dụng và cách dùng cây Núc Nác chữa bệnh hiệu quả, hãy theo dõi nhé!

Núc nác hay còn được dân gian gọi với cái tên Mộc hồ điệp, là một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta.

Loại cây này có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng lại không nhiều người biết đến công dụng tuyệt vời của nó.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu công dụng và cách dùng cây Núc Nác chữa bệnh hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

Đặc điểm cây Núc Nác

Cây Núc Nác có tên gọi khác là Nam hoàng bá, Hoàng bá nam, Thiều tầng chỉ, Thiên trương chi, Bạch ngọc nhi, Triển giản, So đo thuyền, Lim may, Mộc hồ điệp, Ung ca. Tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ Bignoniaceae

Về đặc điểm bên ngoài, cây Núc Nác là cây thân nhỡ, cao khoảng 5 – 13 mét, thân nhẵn, nhỏ, ít phân cành. Vỏ cây màu xám tro, bên trong vỏ màu vàng.

Lá Núc Nác mọc đối, xẻ 2 – 3 lần hình lông chim, mỗi lá dài khoảng 1.5 m, thường tập trung ở ngọn cây. Lá chét có kích thước không bằng nhau, hình trái xoan, mép lá nguyên, không có răng cưa.

Cụm hoa Núc Nác thường mọc ở các cành trên ngọn cây. Hoa to có màu nâu sẫm. Đài hoa hình ống, dày, cứng, thường có 5 khía nông. Tràng hoa chia thành 2 môi, gồm 5 nhị, có nhiều lông phủ cả hai mặt. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ vào dơi. Hoa và quả ra quanh năm theo từng đợt.

Núc Nác ra hòa vào mùa hạ. Quả nang dài, mỏng dài khoảng 50 – 60 cm, có hai mặt lồi, lưng có cạnh chạy dọc theo chiều dài quả. Hạt dẹt có cánh mỏng, trên hạt có nhiều đường gân nhỏ đi về nhiều hướng khác nhau. Hạt có chiều dài khoảng 2 cm và rộng khoảng 3 cm, trông giống như cánh bướm màu trắng nhạt.

Núc Nác được tìm thấy ở Xri Lanca, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Philippin, các đảo Xêlép và Timo.

Ở Việt Nam, cây Núc Nác thường mọc hoang ở vùng đồi núi, rừng thường xanh, các quần hệ thứ sinh, và những nơi ẩm thấp ở độ cao khoảng 900 m. Những nơi thường tìm thấy Núc Nác như Hà Giang, Quảng Bình, Quảng Nam, Điện Biện, vùng Tây Bắc, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa.

Hiện tại Núc Nác cũng được gây trồng ở nhiều nơi để làm cảnh và sử dụng dược liệu. Cây được trồng bằng hạt hoặc cành vào mùa xuân.

Hình ảnh cây Núc Nác
Hình ảnh cây Núc Nác

Công dụng của cây Núc Nác

Từ Đông y đến Tây y đều đã công nhận những công dụng tuyệt vời mà cây Núc Nác mang lại.

Trong hạt và vỏ cây Núc Nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng Histamin tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa và chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid. Ngoài ra nó cũng có thể kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Cũng như giúp mao mạch đỡ thấm hơn.

Tiêu viêm, tốt cho hầu họng, thanh nhiệt cũng là công dụng tiêu biểu của cây Núc Nác.

Cây Núc Nác có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây Núc Nác có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cách sử dụng cây Núc Nác chữa bệnh

Lở ngứa da, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét

Vỏ Núc Nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.

Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu

Vỏ Núc Nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.

Lở do dị ứng sơn

Vỏ Núc Nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.

Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết)

Bài 1: Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 16g, Bạch Thược 12g, Hạt Dành Dành (Chi Tử) 12g, Đan Bì 12g, Nhân Trần 12g, Sài Hồ 16g, Xa Tiền 12g, Cỏ Nhọ Nồi)16g, Rau Má 20g, Cam Thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Bài 2: Vỏ cây Núc Nác 16g, Chó đẻ răng cưa 16g, Cối Xay 16g, Sài Hồ 12g, Đương Quy 16g, Tam Thất 10g, Thanh Bì 12g, Cơm Rượu 16g, Xa Tiền 12g, Rễ Cỏ Tranh 16g, Cam Thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

Chữa đau dạ dày

Vỏ cây Núc Nác, Bồ Hoàng, Ngũ Linh Chi, Ô Tặc Cốt sắc nước uống.

Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa

Vỏ cây Núc Nác sao qua16g, Kim Ngân Hoa 16g, Kinh Giới 16g, Phòng Phong 10g, Hạt Dành Dành 10g, Sài Hồ 16g, Đinh Lăng 16g, Xuyên Khung 10g, Bạch Chỉ 10g, Sài Đất 16g, lá Cơm Rượu 16g, Uất Kim 10g, Cam Thảo 10g đem sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Chữa vú có cục rắn, đau

Vỏ cây Núc Nác 16g, Hương Nhu 16g, Cát Căn 16g, Trinh Nữ Hoàng Cung 6g, Uất Kim 10g, Táo Nhân (sao đen) 16g, Đinh Lăng 16g, Hòe Hoa (sao vàng) 20g, Đương Quy 12g, Hoàng kỳ 2g, Xuyên Khung 12g, Tam Thất 12g, Huyền Sâm 16g, Xương Bồ 12g, Chích Cam Thảo 12g đem sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.

Chữa trĩ

Vỏ núc nác, hoa kinh giới, ngũ bội tử mỗi thứ 12 g; phèn phi 4 g. Tất cả sắc lấy 300-400 ml nước, để nguội, ngâm hậu môn hằng ngày.

Chữa thấp khớp sưng đau

Vỏ núc nác, dây đau xương, thiên niên kiện, cây vòi voi, độc hoạt, phòng kỷ, rê bưởi bung, ngu gia bì chân chim, độc lực, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ trinh nữ, quế chi, đem tất cả các vị phơi khô. Trừ quế chi, thiên niên kiện, độc hoạt, còn các vị khác đều sao vàng và để ngập nước trên dược liệu 20 cm.

Sau đó, bạn đem sắc với nước hai lần, lần thứ nhất trong 6 giờ, lần thứ hau 3 giờ, gộp 2 nước lại, lọc, tiếp tục sắc, khi gần được (trước 40 phút) cho quế, thiên niên kiện và độc hoạt vào. Tiếp theo, cô đến khi đạt tỉ lệ 1:1 so với dược liệu và pha cao với siro đơn với tỉ lệ 10%. Ngày uống 200 -250 ml chia 2 lần.

Vỏ cây Núc Nác sao khô để làm thuốc
Vỏ cây Núc Nác sao khô để làm thuốc

Lưu ý khi sử dụng vị Núc Nác

  • Núc nác tính hàn, không được dùng cho người tỳ vị hư hàn.
  • Bệnh nhân đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng tiêu chảy không được dùng Núc Nác.
  • Ngoài ram bệnh nhân cảm lạnh gây ho, nóng sốt, chảy nước mũi hạn chế dùng.
  • Phụ nữ có thai không được dùng cây Núc Nác.

Núc nác là loại cây quý, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng vị thuốc này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *