Cây phèn đen có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng ra sao?

Cây phèn đen có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng ra sao?

Cây phèn đen là cây thuốc quý mọc hoang, được dân gian sử dụng nhiều để chữa tiêu chảy, kiết lị, xương khớp, mụn nhọt, thuỷ đậu,…rất hiệu quả và an toàn.

Cây phèn đen là một trong những loại thảo dược quý được sử dụng rộng rãi trong dân gian có tác dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết cũng như tác dụng và cách dùng loại câu này hiệu quả hãy theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm, thành phần hóa học cây phèn đen

Cây phèn đen còn có tên gọi khác là Cây mực, diệp hạ chậu, chè nộc, diệp hạ châu mạng…Tên khoa học là Phyllanthus Reticulatus Poir, thuộc họ cây thầu dầu.

Đây là một loài cây thân nhỡ, thường có chiều cao khoảng 2m đến 4m, nhánh của cây thường mọc so le nhau và có những hạt màu đen hơi nhạt.

Lá phèn đen rất mỏng, có chiều dài khoảng 1,5cm đến 3cm, chiều rộng từ 6mm đến 12mm. Hình dạng lá rất đa dạng, có thể là tam giác dạng hẹp hay hình trái xoan và chúng có thể thay đổi tùy theo mùa, bề mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới.

Hoa phèn đen mọc ở nách lá, có thể chúng sẽ mọc riêng hoặc mọc xếp theo chùm từ 2 đến 3 bông. Hoa của cây có màu trắng, nhỏ, có nhiều sọc màu vàng dọc theo ở cánh hoa.

Trái phèn đen có dạng hình cầu, thường căng mọng nước, màu trắng, sau khi chín thì trái sẽ chuyển dần từ màu đỏ hồng nhạt cho đến khi thành màu đen. Vò nát trái chảy ra nước đen như mực.

Trong tự nhiên, cây phèn trắng thường hiếm hơn. Nhưng theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, phèn đen chứa nhiều dược tính hơn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Công dụng cây phèn đen

Theo Y học cổ truyền

Theo đông y, cây phèn đen có vị chát, tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn…rễ phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu. Vỏ gây chuyển hoá.

Chính vì thế, cây phèn đen có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Trị gai cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, tê bì chân tay, phong thấp…
  • Trị chứng kiết lỵ.
  • Chữa chảy máu ở nướu.
  • Giải độc do rắn cắn.
  • Trị các vết thương hở.
  • Chữa sưng đau, bầm tím do bị té ngã.
  • Chữa đại tiện ra phân lỏng do nhiệt.
  • Trị nhọt độc mới phát.
  • Điều trị chứng thận hư, suy giảm chức năng thận.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ cấp độ I.

Theo Y học hiện đại

Các nhà khoa học đã có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng chống viêm giảm đau của cây phèn đen. Bởi trong thành phần của cây có chứa flavonoid.

Ngoài ra, chất Saponin trong loại cây này tốt cho xương, hỗ trợ hạn chế khả năng phát triển của gai xương rất tốt.

Bên cạnh đó tanin, ancaloit, phenol, betulin, vitamin A, E, K… trong cây phèn đen cũng giúp tiêu viêm, loại bỏ vi khuẩn.

Do chứa nhiều hoạt chất có lợi nên cây phèn đen cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng cây phèn đen

Trị kiết lỵ

Dùng lá Phèn đen tươi giã nát, thêm nước, lọc. Dùng mạch nha, ý dĩ, cam thảo đất đã phơi khô, đem tán bột, mỗi thứ đều nhau, độ 1/2 thìa cà phê, uống với nước phèn đen.

Trị kiết lỵ
Trị kiết lỵ

Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt

Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày.

Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1)

Bạn cần chuẩn bị lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 – 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.

Trị gai cột sống

Bạn ần chuẩn bị cây phèn đen khô và lá lốt mỗi loại 30g, lá bưởi bung và cây cỏ xước mỗi loại 20g, cuối cùng là rễ gấc 10g.

Sau đó rửa sạch tất cả các vị thuốc trên, để ráo nước. Lá bưởi buổi, lá lốt, rễ gấc và cây cỏ xước đem sao vàng.

Tiếp đến, cho các vị thuốc vào ấm, thêm 2000ml nước sạch vào sắc nhỏ lửa trong thời gian 2 giờ thì tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc, chia nhỏ thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Thời gian uống thuốc là sau khi ăn 30 phút.

Trị gai cột sống
Trị gai cột sống

Ngã va đập sưng đau

Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau.

Một số lưu ý khi sử dụng cây phèn đen

Cây phèn đen là một loại cây có độc tính mạnh nên nếu như sử dụng không đúng cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu thật kỹ về công dụng cũng như cách thực hiện các bài thuốc này trước khi bắt đầu thực hiện chữa bệnh.

Nếu trong quá trình sử dụng cây phèn đen sai liều lượng cũng như mục đích khiến cho cơ thể gặp phải hôn mê, hoa đầu chóng mặt, buồn nôn cần tiến hành đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và khắc phục một cách nhanh chóng. Tránh để lâu dẫn gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây phèn đen, tác dụng cũng như các bài thuốc sử dụng trong điều trị bệnh. Hy vọng với kiến thức có trong bài viết, bạn đã nắm rõ hơn về loài cây này để từ đó có thể sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *