Cây lô hội (nha đam): Tác dụng và lưu ý khi sử dụng

Ngoài tác dụng làm đẹp, cây lô hội còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mãn tính khác nhau. Vậy cây lô hội có tác dụng chữa bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Từ ngàn đời xưa, lô hội đã được chị em phụ nữ ứng dụng vào việc đẹp da bởi vừa đơn giản, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, ngoài tác dụng làm đẹp, cây lô hội còn có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý mãn tính khác nhau.

Vậy cây lô hội có tác dụng chữa bệnh gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm, thành phần hóa học cây Lô hội

Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam, long tu, lưỡi hỗ… Tên khoa học: Aloe vera L var. Nha đam được dùng để làm cảnh, trong chế biến món ăn, mỹ phẩm và làm thuốc. Lô hội là nhựa cây nha đam. Nên chọn nhựa khô có sắc đen hoặc đen nâu, hơi có ánh bóng, cứng, không lẫn tạp chất là tốt.

Thành phần Lô hội chủ yếu có chứa chất antraglycozit, chủ yếu là aloin, nhựa cây chứa acid amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, axít folic, C, A, E); khoáng tố vi lượng (Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn, Cr)…

Đặc điểm, thành phần hóa học cây Lô hội
Đặc điểm, thành phần hóa học cây Lô hội

Công dụng của cây Lô hội đối với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, lô hội vị đắng, tính hàn. Vào kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, bệnh ngoài da, thông kinh nguyệt, sỏi niệu, đái tháo đường…

Theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Lô hội mang đến cho sức khỏe các lợi ích sau:

Chống viêm

Trong thành phần của lô hội có chứa một số hợp chất chống viêm như chromone C-glucosyl, enzyme bradykinase và axit salixylic, có tác dụng ức chế quá trình sản sinh axit của cơ thể, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.

Cung cấp nước cho cơ thể

Cây nha đam chứa nhiều nước, do đó nha đam chính là thực phẩm lý tưởng giúp bạn cải thiện tình trạng mất nước. Bổ sung đủ nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất thải và chất độc, từ đó cơ thể bạn sẽ tiêu trừ độc tố.

Điều trị vết thương bỏng

Gel lô hội chứa các polyphenol cùng một số hợp chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và sát trùng. Đây là một phần lý do tại sao nó có thể giúp chữa lành vết thương và điều trị các vấn đề về da.Một nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng lô hội có thể làm giảm thời gian lành vết bỏng khoảng 9 ngày so với thuốc thông thường. Nó cũng giúp ngăn ngừa đỏ, ngứa và nhiễm trùng.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Trong lô hội có chứa một số enzyme giúp phân hủy đường, chất béo và giữ cho quá trình tiêu hóa của bạn hoạt động trơn tru.

Ức chế hắc sắc tố melanin, làm mờ nám sạm, tàn nhang

Có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng sử dụng gel lô hội tại chỗ có thể làm chậm lão hóa da cũng như ngăn ngừa sự hình thành nám da. Trong một nghiên cứu năm 2009 với 30 phụ nữ trên 45 tuổi, uống gel lô hội đường uống làm tăng sản xuất collagen và cải thiện độ đàn hồi của da trong khoảng thời gian 90 ngày. Đánh giá cũng cho thấy rằng lô hội có thể giúp da giữ độ ẩm và cải thiện tính toàn vẹn của da, có thể có lợi cho tình trạng da khô, dễ bị nám.

Bệnh tiểu đường

Theo một nghiên cứu gần đây nhất, uống hai muỗng nước ép lô hội mỗi ngày có thể khiến lượng đường trong máu giảm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Nhuận tràng

Một số ít các nhà khoa học Nigeria đã tiến hành một nghiên cứu trên chuột và phát hiện ra rằng gel nha đam có thể làm giảm táo bón.

Làm lành vết thương

Gel nha đam được biết tới như một phương thuốc cực hữu hiệu để chữa lành vết thương ngoài da như các vết bỏng độ một, độ hai hoặc vết loét.

Cây lô hội có rất nhiều công dụng
Cây lô hội có rất nhiều công dụng

Các bài thuốc chữa bệnh bằng lô hội

Lô hội trị viêm loét tá tràng

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: Lô hội 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g.

Sau đó đem tất cả các nguyên liệu sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần, nếu ợ chua nhiều thêm mai mực tán bột 10g chiêu với nước thuốc trên, dùng 15-20 ngày là một liệu trình.

Lô hội trị bế kinh, đau bụng kinh

Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: Lô hội 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g.

Đem tất cả các nguyên liệu sắc uống ngày 1 tháng, chia 2-3 lần.

Lô hội trị tiêu hóa kém

Chuẩn bị nguyên liệu: Lô hội 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g. Đem các nguyên liệu sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Lô hội trị lở loét hậu môn, ghẻ lở

Nguyên liệu cần chuẩn bị: lô hội 30g, cam thảo 15g. Sau đó lấy nguyên liệu tán bột, dùng nước đậu hũ rửa chỗ loét rồi đắp thuốc vào.

Lô hội trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết

Chuẩn bị lô hội 6g nghiền nát, cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang, nếu không có viên nang thì dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Lô hội chữa bỏng

Lá lô hội cắt thành từng khúc rồi xẻ mỏng, đắp vào da, nhựa lô hội bôi vào chỗ bỏng thì sẽ mát và lành nhanh.

Lô hội chữa bỏng
Lô hội chữa bỏng

Lô hội trị nám da

Dùng lá lô hội tươi gọt bỏ toàn bộ phần vỏ, lấy phần gen bên trong, thoa trực tiếp vào vùng da bị nám, khoảng 15-20 phút sau thì rửa sạch bằng nước, có thể cho thêm một ít nước vo gạo vào cùng gen mang lại tác dụng cao.

Trên đây là những chia sẻ về các tác dụng của cây lô hội. Hi vọng rằng sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cây lô hội và không bỏ lỡ một loại cây quen thuộc mà có nhiều công dụng hữu ích tới vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *