Cây sầu đâu trị được bệnh gì? Dùng như thế nào hiệu quả?

Cây sầu đâu trị được bệnh gì? Dùng như thế nào hiệu quả?

Cây Sầu đâu là một trong những loại thảo dược quý có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, viê loét dạ dày tá tràng, các bệnh ngoài da…

Cây Sầu đâu là một trong những loại thảo dược quý được góp tên trong danh sách dược liệu của Việt Nam. Nhiều bộ phận của cây được ứng dụng làm thuốc hôc trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.

Vậy cây Sầu đâu là gì? Có công dụng gì? Cách sử dụng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm cây Sầu đâu

Sầu đâu còn có tên gọi khác là Neem, Xoan Sầu Đâu hoặc Xoan Trắng. Tên khoa học là Azadirachta Indica.

Đây là loại thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ, phát triển đa dạng tại các vườn quốc gia phía Nam. Tại Việt Nam, Sầu đâu phát triển nhiều tại Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang.

Cây có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là hai đáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng về sau sẽ đọng lại vị hậu, tính mát.

Thành phần chính của loài cây này chính là dầu đắng và axit margosic. Ngoài ra, mỗi bộ phận lại bao hàm các thành phần đặc biệt khác nhau, cụ thể:

  • Hạt: chứa 4.5% dầu bao gồm nimbin, nimbinin và nimbidin.
  • Cụm hoa: Cụm hoa chứa glucozit nimbosterin cùng tinh dầu, nimberetin, nimbosterol và một số axit béo.
  • Hoa và quả: Hoa bao gồm tinh dầu đắng, quá chứa chất đắng gọi là Bakayamin.
  • Vỏ: Ở phần vỏ thân chứa nimbin, nimbinin, nimbidin và tinh dầu.
Đặc điểm cây Sầu đâu
Đặc điểm cây Sầu đâu

Tác dụng câu Sầu đâu

Mỗi bộ phận của cây sẽ có những công dụng khác nhau, cụ thể:

Lá SFầu đâu có vị đắng, hậu ngọt, tính mát có công dụng điều trị một số bệnh như: bệnh phong, rối loạn mắt, chảy máu mũi, buồn nôn, ăn không ngon, loét da, bệnh tim mạch, sốt, tiểu đường, giun đường ruột, bệnh nướu răng và một số bệnh lý về gan. Bên cạnh đó, lá cây còn có tác dụng kiểm soát sinh sản mà ít người biết đến.

Ngoài ra, loại lá cây này còn mang lại hiệu quả cao trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể, cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát ở mức cho phép.

Lá Sầu đâu giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Lá Sầu đâu giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Vỏ cây thường được sử dụng để chữa bệnh sốt rét, bệnh dạ dày, đường ruột, bệnh da, đau nhức và sốt.

Hoa ít đắng, có mùi thơm được sử dụng để làm giảm mật, kiểm soát đờm và điều trị giun đường ruột.

Quả được sử dụng để điều trị bệnh trĩ, giun đường ruột, rối loạn nước tiểu, chảy máu mũi, đờm, rối loạn mắt, đái tháo đường, vết thương ngoài da và bệnh phong.

Cành được sử dụng để điều trị chứng ho, hen suyễn, bệnh trĩ, giun, mật độ tinh trùng thấp, rối loạn nước tiểu và bệnh lý tiểu đường.

Dầu hạt và hạt được sử dụng để điều trị bệnh phong và giun đường ruột, ngoài ra cũng được sử dụng để ngừa thai và phá thai.

Cành, vỏ cây và quả có tác dụng làm thuốc bổ và chất làm se.

Cách sử dụng cây Sầu đâu hiệu quả

Để phát huy công dụng của loài thảo dược này, bạn cần lưu ý mỗi một dạng bào chế khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau và đối với từng tình trạng riêng sẽ có liều lượng sử dụng riêng nên trong quá trình sử dụng cần đảm bảo sử dụng đúng liều theo quy định, tránh lạm dụng và sử dụng quá liều. Sau đây là một số liều lượng tham khảo ở một số dạng bào chế.

Chiết xuất từ vỏ cây Sầu đâu

  • Người bị acid dạ dày: Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 30mg, dùng trong 10 ngày.
  • Người bị loét tá tràng: Cải thiện đáng kể ở liều 30 – 60mg, ngày dùng 2 lần, liên tục trong 10 tuần.
  • Người bị loét thực quản hoặc loét dạ dày: Ngày 2 lần, mỗi lần 30mg liên tục trong 6 tuần thấy vết loét được làm lành hoàn toàn.
Vỏ cây Sầu đâu hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Vỏ cây Sầu đâu hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Dạng tinh dầu

Người bệnh chỉ nên sử dụng liều 0,2mL/kg thể trọng.

Dạng viên

Khuyến cáo dùng ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên uống cùng nước, dùng liên tục trong 1 tháng, sau ăn.

Lá Sầu đâu

Người bị tiểu đường có thể dùng 5 – 10 lá tươi hoặc khô đun lấy nước uống mỗi ngày.

Một số bài thuốc bằng cây Sầu đâu

Kiểm soát đường huyết

Người bênh lấy 5 – 10 lá tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày. Nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, không khó uống, sử dụng thường xuyên mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến túi mật

Khi cơ thể mắc tình trạng bệnh liên quan đến túi mật như: Viêm túi mật, viêm đường dẫn mật, sỏi túi mật, sỏi đường dẫn mật,… có thể sử dụng: Sầu đâu, kim tiền thảo, nhân trần, sài hồ, mã đề, chỉ xác, uất kim, đại hoàng và chi tử đem đi sao vàng rồi sắc uống mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục trong vòng 2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Giảm đau nhức và trị bệnh ngoài da

Người bệnh sử dụng 100g lá Sầu đâu ngâm với 100g cồn 90 độ C trong 24 giờ. Sau đó thêm dầu dừa rồi đem chưng cách thuỷ trong 3 giờ để thu được dầu màu xanh lục. Sử dụng loại dầu thu được để xoa bóp vào vị trí đau nhức, chấn thương.

Có thể thấy, cây Sầu đâu đem lại nhiều lợi ích trị bệnh. Tuy nhiên, loài cây này lại có độc tính khá cao. Chính vì thế, nếu không thật sự am hiểu cụ thể về chúng thì bạn không nên tự ý dùng để điều trị bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *