Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực và tác dụng hữu ích trong Đông Y

Cỏ nhọ nồi hay cỏ mực và tác dụng hữu ích trong Đông Y

Không đơn thuần là loài cây nhỏ bé mọc hoang, cây Nhọ nồi còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: sốt xuất huyết, chảy máu cam, động thai…

Không đơn thuần là loài cây nhỏ bé mọc hoang, cây Nhọ nồi còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh hiệu quả.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê các tác dụng của cây Nhọ nồi cùng một số bài thuốc từ loại thảo dược này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đặc điểm cây Nhọ nồi

Nhọ nồi còn có tên gọi khác là cây Cỏ mực, là loại cây cỏ có tuổi thọ khá dài, trung bình chúng có thể sống hơn một năm và có thể dài hơn sau đó nếu như môi trường xung quanh thuận lợi.

Chiều cao cây phát triển ở mức trung bình khoảng từ 0.2m – 0.4m, cây cao nhất có thể lên tới 0.8m.

Về đặc điểm nhận dạng, loài câu này có thân màu xanh lục, nhiều cây có phần hơi ngả nâu pha với đỏ tía, có lông thưa mọc theo chiều dài thân. Dáng cây mọc kiểu thẳng đứng hoặc mọc bò.

Lá cây phát triển đồng đều về hai phía. Cuống cây gần như không phân biệt được. Lá cây mọc theo dạng phiến hẹp, có lông thưa và dài khoảng 2.5cm x 1.2cm.

Hoa có màu trắng, xuất hiện ở giữa ngọn thân hoặc kẽ hở lá. Một cụm hoa thường gồm hoa lưỡng tính ở giữa và hoa cái nằm ở ngoài.

Quả cây có hình dạng bẹt đầu với 3 cạnh màu đen dài khoảng 3mm x 1.5cm.

Ở Việt Nam cỏ Nhọ nồi phân bố ở hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở độ cao 1500 m.

Về thành phần hóa học, loại cây này có chứa tinh dầu, tanin, chất đắng, alcaloid, các dẫn chất thiophen, như dithienyl acetylen ester, α terthienyl, terthienyl aldehyd ecliptal, các chất wedelolacton, stigmasterol, sitosterol, daucosterol; saponin: ecliptasaponin A, B, C.

Đặc điểm cây Nhọ nồi
Đặc điểm cây Nhọ nồi

Tác dụng cây Nhọ nồi

Tác dụng cầm máu

Trong dân gian, nhọ nồi thường được sử dụng như loại thuốc bổ máu, chữa ho ra máu, chảy máu cam… Cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu vì khả năng làm tăng tổng lượng prothrombin (yếu tố giúp đông máu), có cơ chế giống với vitamin K (là thành phần quan trọng giúp tổng hợp ra các yếu tố đông máu).

Tác dụng kháng khuẩn

Loại này được nghiên cứu có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn bạch hầu, Bacillus anthracis, Bacillus subtilis.

Nghiên cứu về tác dụng chiết suất cỏ nhọ nồi, được thực hiện trên nhóm chuột bị gây nhiễm trùng bằng đường tiêm. Kết quả cho thấy cỏ nhọ nồi có thể cải thiện được quá trình điều trị chuột nhiễm trùng nặng và choáng nhiễm khuẩn tại nồng độ 20mg/ml.

Tác dụng kháng viêm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất Wedelolactone trong cỏ Nhọ nồi có tác dụng ức chế quá trình sinh các yếu tố tiền viêm như cytokine TNF, IL-6, IL12p40 từ đó làm giảm quá trình gây viêm.

Một số tác dụng khác

Nhọ nồi có tác dụng làm tăng trương lực của tử cung cô lập. Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng thảo dược này thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin còn có thể làm co thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu.

Không chỉ thế, cao lỏng lá nhọ nồi đã được áp để điều trị 70 bệnh nhân bị viêm âm đạo (23 người do tạp khuẩn, 26 do nấm và 21 do Trichomonas). Tẩm cao lỏng lá nhọ nồi vào bấc, bôi khắp diện âm đạo su 6 – 8 giờ. Sau khi người bệnh rút bấc ra, kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ đối với viêm âm đạo do tạp khuẩn: 86.3%, đối với nấm: 73%, đối với Trichomonas là 61.9%.

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên chuột bị gây tổn thương gan bằng paracetamol, cỏ nhọ nồi với liều 4g/kg có tác dụng bảo vệ gan biểu hiện qua hoạt độ của AST, ALT, hạn chế được một phần tổn thương trên giải phẫu vi thể gan.

Một số bài thuốc từ cây Nhọ nồi

Trị sốt cao, trúng thử, sốt xuất huyết dùng 50 – 100g lá tươi cỏ nhọ nồi rửa sạch, giã vắt lấy dịch uống hoặc sắc uống.

Trị sốt xuất huyết, sốt phát

Chuẩn bị cỏ nhọ nồi, rau sam, sài đất, huyền sâm, mạch môn, mỗi vị 12g, sắc uống.

Trị sốt xuất huyết, sốt phát
Trị sốt xuất huyết, sốt phát

Chữa rong kinh, rong huyết

Bạn dùng cỏ nhọ nồi, sinh địa, hoài sơn, mỗi vị 16g, đương quy, thỏ ty tử, bạch thược, ích mẫu, mỗi vị 12g, hương phụ 10g, sắc uống, ngày một thang.

Chữa chảy máu cam, đại, tiểu tiện ra máu

Chuẩn bị cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, huyết dụ, đều sao cháy, đồng lượng 12g, sắc uống, ngày một thang.

Chữa động thai ra máu

Chuẩn bị nguyên liệu gồm cỏ nhọ nồi, ngải cứu, trắc bách diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 16g, củ gai , cành tía tô, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.

Chữa tóc bạc sớm

Bạn hãy rửa sạch một nắm cỏ nhọ nồi vừa đủ, nấu cô đặc thành cao rồi cho thêm một lượng vừa phải nước gừng và mật ong. Nấu cho cô đặc lại lần nữa. Cho vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Khi dùng lấy 1 – 2 muỗng canh, hòa với nước đun sôi còn ấm hoặc cho thêm ít rượu gạo để uống 2 lần/ngày.

Loại bỏ tưa lưỡi ở trẻ

Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần giã nát một ít lá nhọ nồi và lá hẹ, lấy nước cốt hòa với chút mật ong sau đó chấm lên lưỡi của bé. Làm 2 giờ/ lần sẽ giảm tưa lưỡi ở trẻ.

Chữa đau dạ dày

Bạn rửa sạch 200-300g cỏ nhọ nồi, xay nhuyễn, lọc lấy nước uống. Mỗi sáng nên uống 1 ly 200-250ml.

Hy vọng thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của vị thuốc cỏ Nhọ nồi để lựa chọn cho mình giải pháp trị bệnh mới an toàn và hiệu quả từ thiên nhiên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *