Long nhãn là loại dược liệu có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho bạn các công dụng tuyệt vời của long nhãn cũng như cách sử dụng nó hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Long nhãn được chế biến từ cùi nhãn, có bị ngọt ấm thường được dùng để thưởng thức cùng trà.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, long nhãn còn là loại dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người.
Bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho bạn các công dụng tuyệt vời của long nhãn cũng như cách sử dụng nó hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Long nhãn là gì?
Long nhãn có tên khoa học là Euphoria longan (Lour.) Steud thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae) còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: long nhãn nhục, á lệ chi, long mục, viên nhãn, quỷ nhãn, mác nhan, mạy ngận, lệ chi nô, quế viên,…Ở Việt Nam, nổi tiếng nhất chính là long nhãn Hưng Yên.
Tùy từng loại mà long nhãn có độ dày và mỏng khác nhau, có màu nâu đậm hoặc màu vàng cánh gián. Bề mặt nhăn nheo, mặt trong sáng bóng, có vị ngọt, mùi thơm nhẹ, dẻo, mềm.
Long nhãn là dược liệu sử dụng từ thịt (cùi) quả nhãn, đem sấy khô vừa làm thuốc, vừa làm thực phẩm. Cây nhãn là cây ăn trái, trồng ở vùng nhiệt đới, sống lâu năm, cao từ 5 đến 7m có cây cao đến 10m.
Thân thẳng đứng, phân ra thành cành nhánh cây nhỏ khác nhau lá um tùm. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Lá màu xanh, dạng kép, mọc so le giống với hình lông chim.
Công dụng của long nhãn đối với sức khỏe
Theo Đông Y
Trong Đông Y, long nhãn có tính bình vị ngọt có thể được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh như: Điều trị chứng khó tiêu, ăn không ngon miệng, ho khan, có đờm, ho gió. Ngoài ra, nó còn được sử dụng vào các bài thuốc giúp an thần, chống lo âu, hồi hộp hay quên, cơ thể suy nhược,… Đặc biệt có công dụng dưỡng huyết rất hiệu quả.
Theo Khoa học hiện đại
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh với các thành phần trong thảo dược giúp tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch, chống lão hoá, tăng độ đàn hồi giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Từ đó ngăn ngừa được các bệnh về huyết áp tim mạch, chống lão hóa xương khớp ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nó còn giúp làm đẹp da, xua tan vết nám, vết chân chim trên mắt.
Cách sử dụng long nhãn chữa bệnh
Chữa thiếu máu
Nguyên liệu:
- Cháo long nhãn hạt sen.
- Long nhãn 10g.
- Hạt sen 10g.
- Gạo tẻ 50g.
Cách thực hiện: Nấu cháo ăn hàng ngày, liên tục trong 10 ngày (một liệu trình) ; nghỉ 3 – 5 hôm rồi lại ăn tiếp.
Chữa vô sinh ở nam giới
Nguyên liệu:
- Long nhãn 100g.
- Tinh hoàn gà 2 đôi.
- Rượu trắng 500 ml.
Cách thực hiện: Tinh hoàn gà hấp chín, bổ ra, để cho róc nước, cùng với long nhãn ngâm rượu 60 ngày rồi mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15-20 ml.
Chữa trị vô sinh ở nữ giới
Nguyên liệu:
- Long nhãn 15g.
- Trứng chim bồ câu 5 qủa.
- Kỷ tử 10g.
- Đường trắng một chút.
Cách thực hiện: Trứng chim bồ câu luộc chín, bóc bỏ vỏ, cùng long nhãn, kỷ tử, đường cho vào một cái bát hấp chín, dùng làm bữa điểm tâm hàng ngày.
Chữa trị cho trẻ nhỏ nhiều mồ hôi (tự hãn), mồ hôi trộm (đạo hãn)
Nguyên liệu:
- Long nhãn 30g.
- Hồng táo 15g.
Cách thực hiện: Sắc nước uống hàng ngày; muốn tận dụng có thể ăn cả cái.
Chữa lo âu, mất ngủ, hay quên
Nguyên liệu:
- Long nhãn 30g.
- Hoàng kỳ 30g.
- Phục thần 30g.
- Mộc hương 15g.
- Toan táo nhân 3g.
- Nhân sâm 15g.
- Chích cam thảo 8g.
- Đương quy 3g.
- Viễn chí 3g.
Cách thực hiện: Tất cả ngâm rượu uống, ngày uống 2 chén con trước bữa ăn.
Chữa suy nhược thần kinh, mệt mỏi
Nguyên liệu:
- Long nhãn 500g.
- 2 lít rượu trắng.
Cách thực hiện:
Ngâm long nhãn với 2 lít rượu trắng trong khoảng thời gian 2 tháng, mỗi ngày uống 1 chén nhỏ.
Trị tiêu chảy do tì hư
Nguyên liệu:
- 30 quả long nhãn khô.
- 3-5 lát gừng tươi.
Cách thực hiện: Dùng hai thứ nấu nước để uống trong ngày.
An thần, bổ huyết, trị huyết hư
Nguyên liệu:
- 17g long nhãn.
- 15g đại táo (táo tàu).
- 100g gạo tẻ.
Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu nấu thành cháo để ăn mỗi ngày. Những người đang bị bệnh nên ăn khi cháo còn nóng. Liệu trình sử dụng từ 2-3 tuần để sức khỏe được cải thiện.
Chè long nhãn chữa ăn không tiêu, kém ăn
Bạn có thể nấu chè long nhãn bằng mật ong, đại táo, hạt sen, long nhãn mỗi vị 250 gram, chuẩn bị thêm một ít nước cốt gừng.
Nấu chín nhừ 2 nguyên liệu đó chính là long nhãn và đại táo. Sau đó cho mật ong và nước cốt gừng vào nấu đến khi sôi lại thì tắt bếp. Uống nước và ăn cả cái.
Lưu ý khi sử dụng long nhãn
- Người có đờm thấp ở trung tiêu hoặc đờm hoả, bên ngoài cảm, bên trong có uất hỏa, ăn uống kém, đầy bụng không nên sử dụng long nhãn.
- Phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh béo phì nên nói không với long nhãn.
- Đối tượng đang bị bệnh nổi mề đay cũng không nên dùng long nhãn.
Long nhãn là loại dược liệu tốt, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để long nhãn phát huy tác dụng thì cần dùng cách và uống đều đặn.