Mạch môn là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của Mạch môn

957
Mạch môn là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của Mạch môn
Mạch môn là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của Mạch môn

Cây Mạch môn không chỉ dùng để làm cảnh mà còn là dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh như: ho và ho ra máu, táo bón, khô miệng…

Mạch môn hay còn gọi là mạch môn đông không chỉ được sử dụng làm cảnh mà còn là dược liệu quý, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Vậy cây Mạch môn là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của Mạch môn như thế nào? Hãy cùng theo dõi tại bài viết dưới đây.

Đặc điểm nhận biết cây Mạch môn

Cây mạch môn có tên gọi khác là lan tiên, cỏ lan, mạch đông, tóc tiên, mạch môn đông…Tên khoa học là Ophiopogon japonicus hay Convallaria japonica Linnaeus f, thuộc họ Tóc tiên (Ruscaceae).

Cây Mạch môn là một loại cây thân thảo, cao từ 10 – 40cm, thường xanh và sống lâu năm. Lá cây mạch môn là lá thẳng, có màu xanh lục. Lá có bề mặt dài và hẹp, cuống có bẹ. Lá dài khoảng 20 – 40cm, rộng từ 1 – 4mm. Mép lá mạch môn có răng cưa, lá mọc từ gốc, vươn lên.

Rễ cây Mạch môn có rễ chùm, hoa mạch môn có màu sắc biến đổi từ trắng đến tím hoa cà nhạt, thường mọc thành từng cành trên thân cây, thường dài từ 5 – 10cm.

Quả Mạch môn cho quả mọng, có màu xanh lam, thường có đường kính khoảng 5 – 6mm, mỗi quả có chứa từ 1 – 2 hạt.

Củ Mạch môn được phát triển từ phần rễ, có màu trắng vàng, dẹt ở hai đầu, phần thân mập tròn.

Mạch môn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tại Việt Nam, cây mạch môn mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng phía Bắc như Hà Nam, Bắc Giang, Nghệ An, Hưng Yên,…để làm cây cảnh ở nhiều nơi và làm dược liệu.

Đặc điểm nhận biết cây Mạch môn
Đặc điểm nhận biết cây Mạch môn

Tác dụng chữa bệnh cây mạch môn

Theo Đông y, củ Mạch môn có các tác dụng đối với cơ thể như:

  • An thần.
  • Thanh nhiệt.
  • Giải độc.
  • Nhuận phế.
  • Thanh tâm.
  • Lợi tiểu.
  • Ích tinh.
  • Cường âm.
  • Tăng cân.
  • An ngũ tạng.

Bên cạnh đó, rễ chứa nhiều tinh dầu, chất nhầy và các chất đường… Trên thực nghiệm, mạch môn có tác dụng chống viêm rõ rệt cả ở giai đoạn cấp và mạn tính. Ngoài ra còn tác dụng gây thu teo tuyến ức, hạ đường huyết; ức chế phế cầu khuẩn Streptococcus pyogenes, tụ cầu vàng Staphylococcus areus, các trực khuẩn lỵ Shigella dysenteria, trực khuẩn than Bacillus subtilis.

Nhờ những tác dụng trên, Mạch môn có khả năng điều trị các chứng bệnh sau:

  • Điều trị ho và ho ra máu.
  • Điều trị táo bón.
  • Điều trị khô miệng.
  • Điều trị ho có đờm.
  • Huyết áp thấp.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Viêm tắc tuyến sữa.

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng cây mạch môn

Bài thuốc điều trị bệnh ho, khó thở, ho lao, ho lâu ngày

Chuẩn bị Mạch môn đông 16g, bán hạ 8g, đẳng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy 200ml. chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh).

Thanh nhiệt giải độc

Dùng củ Mạch môn sao khô, loại bỏ phần lõi, sau đó hãm uống nước như nước giải khát hàng ngày.

Củ Mạch môn sao khô,
Củ Mạch môn sao khô,

Điều trị táo bón

Mạch môn: 12g; Sinh địa: 12g; Huyền sâm: 8g. Đêm các nguyên liệu đã chuẩn bị sắc với 400ml nước, lấy 200ml; chia 3 lần/ ngày; uống trước bữa ăn từ 20-30 phút.

Điều trị suy tim, huyết áp thấp

Bạn nên kết hợp với Nhân sâm, Ngũ vị tử để điều trị suy tim có chứng hư thoát ra mồ hôi nhiều, mạch nhanh huyết áp hạ hiệu quả hơn.

Bài thuốc điều trị tắc tia sữa

Chuẩn bị Mạch môn đông bỏ lõi, tán nhỏ rồi uống mỗi lần 10-12g.

Xơ vữa động mạch, co thắt mạch vành, loạn nhịp tim, đánh trống ngực

Chuẩn bị Mạch môn 16g; thiên môn 12g; sa sâm 9g; đan sâm 9g; ngũ vị tử 6g; viễn chí 6g; cam thảo 3g đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần trước bữa ăn 1 giờ.

Lưu ý khi dùng cây Mạch môn

Khi sử dụng Mạch môn và các bài thuốc từ Mạch môn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Khi có nhu cầu dùng các bài thuốc từ củ Mạch môn để chữa bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không được dùng Mạch môn.
  • Người bị nhiệt phế và vị không nên dùng Mạch môn.
  • Những bài thuốc từ Mạch môn nói riêng hoặc các bài thuốc Đông y nói chung thường có tác dụng chậm, người dùng cần kiên trì sử dụng.
  • Tùy vào cơ địa của mỗi người, các bài thuốc Mạch môn có thể không phát huy hiệu quả, có một số tác dụng phụ,… Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, bệnh nhân cần tạm ngưng sử dụng thuốc và khai báo ngay với bác sĩ.

Có thể thấy, củ Mạch môn có nhiều tác dụng đối với lại sức khỏe con người và nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, trước khi áp dụng điều trị bằng các bài thuốc từ mạch môn, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Bài trướcCây dành dành: Hình ảnh và tác dụng chữa bệnh tuyệt vời
Bài tiếp theoNgũ Vị Tử: Thần dược có tác dụng điều trị bách bệnh
Với hơn 5 năm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Đông Y, cùng niềm đam mê lớn lao với các loại thảo dược, cây thuốc, vị thuốc quý tại Việt Nam. Mình hi vọng nội dung trên website này sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho bạn đọc.