Củ cải trắng được ví von với tên gọi “nhân sâm mùa đông”. Cùng tìm hiểu chi tiết lợi ích của loại “nhân sâm” bình dân này đối với sức khỏe tại bài viết dưới đây nhé!
Củ cải trắng là loại rau củ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Trong dân gian, loại củ này còn được ví von với tên gọi “nhân sâm mùa đông”, bởi nó có rất nhiều tác dụng hỗ trợ chữa bệnh cho người rất tốt.
Cùng tìm hiểu chi tiết lợi ích của loại “nhân sâm” bình dân này đối với sức khỏe tại bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm, thành phần củ cải trắng
Theo Y học hiện đại cứ mỗi 100g củ cải trắng có chứa 60 kalo, 1.4g protid, 3.7g glucid, 1.5g xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0,06 mg vitamin B1, 0.06 mg vitamin B2, 0.5 mg vitamin PP, 30 mg; vitamin C…
Theo Đông Y, củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu, kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày… Củ cải được dùng làm thuốc dưới dạng khô hoặc tươi đều được.
Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn nước củ cải trắng nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính.
Tác dụng của củ cải trắng mà bạn nên biết
Giảm nguy cơ ung thư
Củ cải chứa chất phytochemical và anthocyanins có tính chất chống ung thư. Ngoài ra, nó là một loại củ giàu vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ để ngăn chặn các tổn hại các gốc tự do – DNA bên trong các tế bào, do đó giúp ngăn ngừa ung thư.
Điều chỉnh huyết áp
Củ cải là nguồn thực phẩm giàu kali giúp duy trì sự cân bằng natri-kali trong cơ thể, nhằm giữ cho huyết áp ổn định. Một nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy lá củ cải có tác dụng “hạ huyết áp” ở những người bị tăng huyết áp đáng kể.
Tiểu đường ăn được củ cải trắng không?
Insulin vốn là một hormone được tiết ra bởi tuyến tụy có vai trò trong việc hấp thu glucose. Bệnh nhân tiểu đường không thể hấp thụ insulin của cơ thể sản xuất hoặc không thể sản xuất ra insulin, củ cải có thể là một giải pháp.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường thường không được ăn nhiều thức ăn có đường hoặc tinh bột. Củ cải lại rất giàu chất xơ, và có chỉ số glycemic thấp, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng củ cải vì nó không làm lượng đường trong máu tăng lên.
Hỗ trợ điều trị hen suyễn
Đặc tính chống sung huyết ở củ cải trắng rất có lợi cho bệnh nhân hen suyễn, người thường bị chứng sung huyết đường hô hấp làm phiền.
Một số nghiên cứu cũng đưa ra nhận xét rằng củ cải trắng mang đến khả năng chống các kháng nguyên gây ra dị ứng đường hô hấp, từ đó giúp bảo vệ lớp lót mềm bên trong bộ phận này khỏi tình trạng nhiễm trùng.
Chữa viêm họng, ho
Củ cải sẽ giải quyết tình trạng bị đờm, khô rát họng, giúp cho họng không còn khó chịu nữa.
Tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể
Củ cải trắng có chứa vitamin C và axit ascorbic là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và bảo vệ cơ thể chống lại tác hại của các vi khuẩn bên ngoài môi trường. Vitamin C cũng kích thích sự hình thành các tế bào bạch cầu, giảm nguy cơ gãy xương. Đây cũng là tuyến “phòng thủ” chính của cơ thể chúng ta.
Ngăn ngừa trĩ
Củ cải trắng có chứa các carbohydrate lignin – một loại chất xơ không hòa tan. Yếu tố này tạo điều kiện cho hệ thống tiêu hóa giữ nước và giảm bớt táo bón, một trong những nguyên nhân chính của bệnh trĩ.
Một công dụng củ cải trắng khác được đánh giá cao khả năng đào thải độc tố và làm dịu hệ thống tiêu hóa cũng như bài tiết, từ đó hạn chế triệu chứng bệnh trĩ xuất hiện.
Ngăn chặn mùi cơ thể và cải thiện thị lực
Uống nước ép củ cải có thể giúp bạn ngăn mùi cơ thể và giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh do có sự hiện diện của lutein trong củ cải trắng. Caroten (là tiền chất của vitamin A) này giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể và phòng tránh tình trạng thiếu hụt vitamin A.
Phòng ngừa bệnh tim mạch, vàng da
Betaine – một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải trắng giúp làm giảm homocysteine huyết tương, yếu tố gây ra bệnh tim mạch.
Nhờ vào tác dụng thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố mà công dụng củ cải trắng còn hỗ trợ làm sạch gan và dạ dày. Đây là những bộ phận quan trọng của cơ thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Ngoài ra, củ cải trắng sẽ hỗ trợ bạn kiểm soát bệnh vàng da, giúp điều chỉnh lượng bilirubin trong máu và làm tăng lượng oxy cho cơ thể. Đó là do củ cải giúp kiểm soát sự phá hủy hồng cầu làm bilirubin trong máu tăng cao, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh vàng da.
Phòng ngừa tình trạng thiếu máu
Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu. Trong củ cải lại rất dồi dào chất sắt, nhờ đó giúp cơ thể được bổ sung sắt tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng không tốt cho sức khoẻ này.
Lưu ý khi dùng củ cải
Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe, tác hại của củ cải cũng không ít nếu như không biết dùng đúng cách. Để phát huy tác dụng của củ cải, bạn cần lưu ý những điều sau:
Người mắc bệnh tuyến giáp không nên ăn củ cải
Nên tránh ăn củ cải trắng nếu bạn đang bị rối loạn tuyến giáp vì loại củ này có chứa một số hợp chất có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp và can thiệp vào hoạt động của hormone. Nếu bạn đang sử dụng thuốc nitrat, một lần nữa nên kiêng tiêu thụ loại củ này vì nó chứa hàm lượng nitrat cao.
Phụ nữ mang thai không nên ăn củ cải
Khi bạn đang trong giai đoạn của thai kỳ, đặc biệt là ở những thời kỳ đầu không nên ăn củ cải để tránh bị nhiễm độc.
Người bị loãng máu không nên ăn củ cải
Những người đang dùng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như Coumadin hoặc warfarin nên tránh đột ngột ăn một lượng lớn của củ cải trắng vì nó đóng vai trò trong quá trình làm đông máu và có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Không nên kết hợp củ cải và mộc nhĩ
Củ cải trắng khi được kết hợp với mộc nhĩ có thể gây ra viêm da đối với những người có cơ địa nhạy cảm.
Không nên kết hợp củ cải trắng và cà rốt
Không ăn chung củ cải với cà rốt vì vitamin C có trong cà rốt là một loại chất phá huỷ, làm vô hiệu hoá các giá trị dinh dưỡng vốn có của củ cải. Trong cà rốt lại chứa một lượng chất phân giải enzim, nếu ăn chúng cùng lúc với nhau sẽ làm mất đi lợi ích ban đầu của củ cải trắng.
Không nên kết hợp củ cải trắng với nho, táo, lê
Củ cải kỵ với nho, táo, lê vì hàm lượng cetan đồng có trong nho, táo, lê sẽ phản ứng với axit cianogen trong củ cải.
Không dùng cùng nhân sâm
Củ cải trắng mang tính hàn, hạ khí, trong khi đó, nhân sâm là bổ khí, vì vậy khi bạn kết hợp cà hai sẽ triệt tiêu lẫn nhau, bạn sẽ chẳng nhận được lợi ích nào từ chúng.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tác dụng tuyệt vời của củ cải trắng đối với sức khoẻ. Hãy bổ sung củ cải vào thực đơn và sử dụng đúng cách để tốt cho sức khoẻ cả gia đình nhé.