Bạch quả: Tác dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả

Bạch quả: Tác dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả

Bạch quả là loại dược liệu quý trong Đông Y với nhiều công dụng đáng kinh ngạc cho sức khỏe. Hãy cùng Thảo dược An Nam cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạch quả là vị thuốc giàu chức năng và công dụng. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn có giá trị dinh dưỡng rất tốt. Hiện nay, có nhiều sản phẩm bảo vệ sức khỏe có dược liệu này. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa biết hết những công dụng chữa bệnh của dược liệu này.

Vậy bạch quả là gì? Tác dụng và cách dùng hiệu quả ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này nhé!

Bạch quả là gì?

Tên gọi khác: Ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tử,…

Tên khoa học: Ginkgo biloba L.

Thuộc họ: Bạch quả Ginkgoaceae.

Đặc điểm

Ginkgo biloba L có màu trắng, bóng, mẩy, vỏ ngoài cứng, có hình giống như hạt dẻ. Phần thịt ở bên trong có màu vàng. Hạt có chứa nhiều protein, chất béo, tinh bột, đường, …Chính vì vậy, đây là dược liệu rất được ưa chuộng để chế biến món ăn.

Bộ phận dùng

Hầu hết các bộ phận của Ginkgo biloba L đều được sử dụng bao gồm: phần lá, quả, phần nhân bên trong. Mỗi phần là một vị thuốc khác nhau và có những công dụng nhất định.

Thu hái và chế biến

Ginkgo biloba L được thu hái quanh năm, không phân rõ ràng một thời điểm nào trong năm.

Ginkgo biloba L sau khi được thu hái về được rửa sạch, ráo nước dùng tươi hoặc đem phơi, sấy khô để nguyên trái hoặc giã thành bột mịn. Ngoài ra, có thể đem dược liệu đi sắc hoặc nấu cao rồi uống cũng rất hiệu quả.

Dược liệu cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt để không bị giảm công dụng.

Bạch quả được thu hái quanh năm
Bạch quả được thu hái quanh năm

Phân bố

Bạch quả được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc và một số ít ở Nhật Bản. Ở Việt Nam dược liệu này vẫn còn khan hiếm vì khả năng sinh trưởng của loài cây này ở khí hậu nước ta khá thấp.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của Ginkgo biloba L khá đa dạng:

Phần nhân có tới 68% tinh bột, 32% còn lại là protein, đường và chất béo.

Phần vỏ có chứa axit ginkgolic, bilobol và ginnol.

Ngoài ra, dược liệu còn chứa các hoạt chất quan trọng khác như: Flavonoid và Terpenoid.

Tác dụng chữa bệnh của bạch quả

Bạch quả được biết đến là dược liệu có rất nhiều công dụng đáng kinh ngạc với sức khỏe. Đó chính là lý do mà vị thuốc này ngày càng được nhiều người tìm mua và tin dùng. Dưới đây là một số tác dụng chữa bệnh nổi bật của dược liệu này mà bạn nên biết!

Bạch quả chữa ho, đờm

Là dược liệu có tính ôn, vị ngọt đắng có công dụng trị ho, trị ho, bổ phổi rất hiệu quả.

Chỉ cần lấy 7 quả bạch quả, bên ngoài bọc bằng lá ngải cứu rồi đem đi nướng kỹ. Sau đó, chia thuốc làm 2 lần dùng sẽ giúp tiêu đờm, trừ hen, ích khí rất hữu hiệu.

Chữa hen suyễn và dị ứng

Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ gần đây đã công bố rằng bạch quả có thể chữa được hen suyễn và dị ứng. Chiết xuất của dược liệu này giúp làm dịu các vết sưng viêm do dị ứng, đồng thời chặt đứt liên hệ giữa hen suyễn và dị ứng nặng.

Giúp hạ huyết áp

Theo nhiều nghiên cứu, trà bạch quả giúp giãn mạch máu, hạ áp suất trong mao mạch rất tốt. Đặc biệt, nó còn giúp ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu do huyết áp cao.

Trà bạch quả giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu
Trà bạch quả giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ vỡ mạch máu

Điều hòa lưu thông máu, cải thiện trí nhớ

Với hàm lượng cao flavonoid, dược liệu này giúp chống oxy hóa và kích thích hoạt động của hệ tuần hoàn. Khi đó máu được tăng cường lên não giúp phục hồi các tổn thương do thiếu máu. Đặc biệt, vị thuốc giúp cải thiện suy giảm trí nhớ, mất ngủ ở người già và phụ nữ tiền mãn kinh. Nhờ đó, bệnh tai biến mạch máu và vỡ mạch máu sẽ được ngăn chặn kịp thời, không nguy hiểm đến tính mạng.

Giảm hội chứng tiền kinh nguyệt

Bạch quả là vị thuốc quen thuộc trong những bài thuốc dành cho nữ giới ở tuổi tiền kinh nguyệt. Các hoạt chất có trong dược liệu sẽ giúp xoa dịu cơn đau ngực, đau bụng ở những kỳ kinh đầu. Chất chống oxy hóa flavonoid giúp tăng cường máu lên não, từ đó kích thích não bộ tiết hormone hạnh phúc.

Giảm đau nhức, tê bì chân tay

Đây là tình trạng thường gặp ở người già hoặc những người lưu thông khí huyết kém. Khi máu không được chuyển đến các chi sẽ gây ra các triệu chứng đau mỏi, tê cứng, nhất là khi bạn giữ nguyên tư thế quá lâu.

Nghiên cứu lâm sàng cho thấy kiên trì sử dụng bạch quả sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp, tê tay chân rất hiệu quả.

Tốt cho thị lực của bệnh nhân tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến ở người già và trẻ nhỏ. Đây là bệnh mãn tính, khiến lượng đường trong máu tăng quá mức quy định hoặc kìm hãm không thể điều hòa được. Suy giảm thị lực là một trong số những triệu chứng bệnh đáng lo ngại của căn bệnh này.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, uống nước lá bạch quả mỗi ngày, liên tục trong 6 tháng sẽ giúp cải thiện tình trạng thị lực rất hiệu quả.

Bạch quả chữa liệt dương

Được xem là tiên dược của cánh mày râu gặp tình trạng trên bảo dưới không nghe. Bạch quả giúp kích thích lưu thông máu đến “cậu nhỏ”. Áp suất máu đủ lớn sẽ giúp cải thiện khả năng cương cứng.

Cách dùng và liều dùng bạch quả

Lá khô của cây có thể dùng để pha trà. Liều dùng là 3-10g mỗi ngày, chia làm 3 lần trong ngày.

Liều dùng tiêu chuẩn của dịch chiết Bạch quả được dùng trong các nghiên cứu và được các nhà sản xuất khuyến nghị: 40mg, 3 lần/ngày, hoặc 80mg, 2 lần/ngày.

Hạt: Người trưởng thành không nên dùng quá 8-10 hạt nấu chín mỗi ngày và chế phẩm này không được khuyến cáo sử dụng lâu dài.

Lưu ý khi sử dụng Bạch quả để chữa bệnh

Là dược liệu an toàn và được dung nạp tốt. Tuy nhiên, để sử dụng bạch quả hiệu quả thì bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Thận trong dùng cho người bị rối loạn chảy máu, người dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Thận trọng với những người dùng thuốc chống tiểu cầu hoặc người liệu pháp chống đông máu.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ sơ sinh nên thận trọng khi sử dụng.
  • Người bị trầm cảm phải được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cây bạch quả cùng tác dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về dược liệu này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *