Hướng dẫn cách ngâm chân bằng thảo dược trong Đông Y

1596
Hướng dẫn cách ngâm chân bằng thảo dược trong Đông Y
Hướng dẫn cách ngâm chân bằng thảo dược trong Đông Y

Dùng thảo dược ngâm chân là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để chăm sóc cơ thể. Vậy chúng có ích lợi gì, cách dùng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết sau đây!

Bàn chân được ví như trái tim thứ hai của cơ thể. Dùng thảo dược ngâm chân là một trong những phương pháp giúp thông được các kinh lạc bị tắc nghẽn, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trao đổi chất; cơ, xương, khớp dẻo dai; tăng cường sức đề kháng; chữa được nhiều bệnh tật hiệu quả.

Bài viết dưới đây sẽ jướng dẫn cách ngâm chân bằng thảo dược trong Đông Y tại nhà, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Ngâm chân bằng thảo dược là gì?

Ngâm chân bằng thảo dược là phương pháp ngâm chân trong bồn, chậu nước nóng kết hợp một số thảo dược như gừng, sả, ngải cứu với nhiệt độ nước nóng vừa phải trong khoảng thời gian từ 5-15 phút.

Ngâm chân bằng thảo dược là gì?
Ngâm chân bằng thảo dược là gì?

Tác dụng của ngâm chân bằng thảo dược

Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đau cơ vai gáy

Sử dụng thảo dược ngâm chân có thể tác động đến hơn 60 huyệt đạo trên cơ thể giúp đả thông kinh mạch, khí huyết để giảm đau xương khớp, đau vai gáy.

Ngoài ra, sử dụng thảo dược thường xuyên còn giúp giảm sưng tấy đỏ ở những người bị bệnh gout do axit uric được hấp thụ bởi các chất có trong muối ngâm chân. Phụ nữ mang thai bị phù nề cũng có thể sử dụng muối ngâm chân để giảm bớt tình trạng sưng phù.

Giúp giảm chứng mất ngủ

Các huyệt đạo dưới gan bàn chân tác động đến hầu hết tất cả các bộ phận, cơ quan lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Giúp khử mùi hôi chân hiệu quả

Mùi hôi chân luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Và phương pháp ngâm chân bằng thảo dược là cách cực kỳ hữu hiệu dành cho những người mắc chứng bệnh này.

Ngâm chân nước nóng kết hợp thảo dược giúp bàn chân luôn khô thoáng, giảm mùi hôi chân hiệu quả.

Tăng cường thể chất

Phương pháp ngâm chân bằng thảo dược giúp tăng lưu thông máu, giảm đau cơ, đau nhức xương khớp. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.

Phương pháp này giúp điều trị một số chứng bệnh như: Huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Ngâm chân nước nóng là cách rất tốt giúp tăng cường thể chất, cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Ngâm chân thảo dược giảm đau nhức do viêm xương khớp

Liệu pháp ngâm chân bằng thảo dược rất có ích cho những người bị viêm, đau nhức xương khớp dai dẳng lâu năm. Bởi, trong thảo dược có chứa nhiều hoạt chất, tỏa hơi kết hợp cùng độ ấm vừa phải của nước giúp cơ thể cân bằng, tạo sự thoải mái, tác động tích cực lên các khớp xương bàn chân và đầu mút dây thần kinh ở bàn chân sẽ tác động ngược lên toàn cơ thể giúp giảm những cơn đau nhức do viêm khớp gây ra.

Ngâm chân bằng thảo dược nào hiệu quả

Ngâm chân với muối

Đây là bài thuốc ngâm chân vô cùng dễ kiếm mà hiệu quả cao. Nước muối có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu, làm ấm cơ thể.

Ngâm chân nước muối 15 phút hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến cơ thể thư giãn, thoải mái, làm giảm triệu chứng chân tay lạnh, ngăn ngừa, xoa dịu tình trạng viêm khớp, kích thích ngủ ngon.

Gừng tươi

Ngâm chân với gừng có tác dụng tốt với người sợ lạnh hoặc hay bị lạnh chân tay, giúp tuần hoàn máu tốt.

Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị gừng tươi 20 – 30g, đập dập, cho vào khoảng nửa nồi nước, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng, đun sôi trong khoảng 10 phút. Đổ toàn bộ nước và gừng đã đun vào chậu pha thêm nước lạnh khoảng 40 độ là ngâm được.

Ngâm chân với gừng
Ngâm chân với gừng

Ngâm chân với sả

Sả là loài cây có nhiều tinh dầu với mùi thơm từ tinh dầu sả rất nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngâm chân bằng nước sả mỗi ngày khiến cơ thể thư thái, dễ chịu, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra ngâm chân bằng sả cũng góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng hôi chân.

Ngải cứu

Ngải cứu có tác dụng cải thiện chức năng phổi, rất tốt đối với các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính và những người thường xuyên bị ho có đờm.

Cách làm như sau: Bạn chuẩn bị ngải cứu tươi 20 – 30g, cho vào nửa nồi nước đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ cả lá và nước pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ thì ngâm hai chân. Không được ngâm quá mắt cá chân.

Vỏ quế và hoa tiêu

Phương pháp này có tác dụng rất tốt trị chứng phù thũng do chức năng bài tiết của thận. Bạn dùng vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g cho vào nồi đổ nước, đậy vung kín đun sôi khoảng 10 phút, sau đó đổ ra chậu pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ khoảng 40 độ là được. Chú ý không được ngâm quá mắt cá chân.

Ngâm chân với nước nóng và lá lốt

Lá lốt là một trong những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong các bài thuốc ngâm chân, có tác dụng giảm đổ mồ hôi chân, giảm đau nhức xương khớp.

Bạn cần chuẩn bị 5-6 lá lốt cùng 1 chậu nước ấm 1,5-2l nước ở khoảng 45 độ C. Rửa sạch lá lốt và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5 – 6cm. Sau đó cho lá lốt vào nước và đun sôi. Sau khi đun sôi đổ nước ra chậu và có thể kết hợp hòa tan với muối. Thực hiện ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Ngâm chân với nước nóng và lá lốt
Ngâm chân với nước nóng và lá lốt

Lưu ý khi ngâm chân

  • Không dùng phương pháp ngâm chân với các trường hợp: Suy dãn tĩnh mạch chi dưới, vết thương hở, nhiễm trùng loét nặng da ở bàn chân.
  • Không ngâm chân trong nước nóng trên 60 độ.
  • Nên ngâm chân sau bữa ăn, trước khi đi ngủ 30 phút là tốt nhất.

Trên đây là cách pha nước ngâm chân để bảo vệ sức khỏe, hi vọng có thể giúp bạn có những phút giây thư giãn khi ngâm chân để khoẻ hơn mỗi ngày nhé!

Bài trướcTỏi đen có tác dụng gì? Ai nên ăn và không nên ăn tỏi đen?
Bài tiếp theoBạch quả: Tác dụng chữa bệnh và cách dùng hiệu quả
Với hơn 5 năm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Đông Y, cùng niềm đam mê lớn lao với các loại thảo dược, cây thuốc, vị thuốc quý tại Việt Nam. Mình hi vọng nội dung trên website này sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho bạn đọc.