Thục địa: Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng hiệu quả

Thục địa: Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng hiệu quả

Thục địa là một vị thảo được sử dụng phổ biến trong Đông y bởi nó sử hữu nhiều công dụng: tư âm, dưỡng huyết, bổ Can, ích Thận, ích tinh, bổ tủy, bổ huyết,…

Không chỉ vậy mà nó còn là một nguyên liệu bổ dưỡng trong các món canh hầm và cả đồ uống. Hiện nay thục địa ngày càng được nhiều người sử dụng phổ biến hơn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các công dụng mà vị thảo dược này có thể mang lại.

Vậy nên, trong nội dung chia sẻ hôm nay, Thảo dược An Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thục địa. Hãy cùng tìm hiểu ngay để biết cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất nhé!

Thục địa là gì?

Thục địa là một vị thảo dược có nguồn gốc từ cây địa hoàng. Đúng với cái tên của nó, thục địa là thành phẩm sau khi được sấy khô của phần thân rễ củ cây địa hoàng. Ngoài 2 cái tên thục địa và địa hoàng thì nó còn được gọi bằng các tên khác như: địa hoàng thán, củ thục,… 

Cây địa hoàng sống tại khu vực khí hậu mát mẻ, có nhiệt độ ổn định. Loài cây này thường xuất hiện nhiều nhất tại khu vực  miền núi phía Bắc, vùng giáp ranh với Trung Quốc. Ở điều kiện khí hậu phù hợp, mỗi cây địa hoàng sẽ có từ 4 – 8 củ với lớp vỏ màu đỏ nhạt. 

Đặc điểm nhận biết thục địa

Để thu được thục địa sẽ cần trải qua quá trình 9 ngày chưng hấp củ sinh địa. Loại thảo dược này sẽ có chất lượng tốt nhất khi sinh địa được thu hoạch vào khoảng tháng 7 – 8 hoặc tháng 1 – 2.

Sinh địa sau khi được thu hoạch về sẽ được chế biến ngay. Quá trình tạo ra được thành phẩm thục địa khá phức tạp. Thục địa đạt tiêu chuẩn sẽ mềm dẻo, màu đen bóng, có dịch dính bên ngoài, vị ngọt và hơi đắng.

Thục địa là thành phẩm của sinh địa đã trải qua quá trinh chế biến khá phức tạp
Thục địa là thành phẩm của sinh địa đã trải qua quá trinh chế biến khá phức tạp

Tác dụng tuyệt vời của thục địa đối với sức khỏe

Từ lâu thục địa đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền với khả năng điều trị nhiều loại bệnh. Điển hình như:

  • Công dụng chống viêm giúp giảm sưng, đau rõ rệt.
  • Giúp điều hòa và hạ đường huyết một cách từ từ.
  • Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tim mạch.
  • Chống suy nhược cơ thể, giúp tăng cường lượng hồng cầu điều trị thiếu máu.
  • Giúp điều hòa kinh nguyệt. Đặc biệt, kiểm soát tình trạng chảy máu tốt nếu không may phụ nữ bị băng huyết khi sinh.
  • Thục địa giúp điều hòa đường huyết, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó giúp tránh được huyết sung, ôn hòa và bổ thận. 
  • Hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Đồng thời trị chứng nóng trong, phát ban, tiểu ra máu,…
  • Bổ sung nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, trị bệnh đau đầu.
  • Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

Cách sử dụng thục địa hiệu quả

Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau sẽ có cách sử dụng thục địa khác nhau để có được hiệu quả tốt nhất. Thông thường nó sẽ được kết hợp với các vị thảo dược khác các thành phần hóa học phát huy được công dụng tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh bằng thục địa bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc điều trị chứng chảy máu cam 

  • Nguyên liệu: Tổng 8g các nguyên liệu thục địa, câu kỷ tử, địa cốt bì. Mỗi vị có khối lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sắc cùng 1 lít nước. Đun cho đến khi thuốc sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục nấu trong khoảng 30 phút thì tắt bếp. Chia đều số thuốc trên thành 3 lần sử dụng hết trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch

  • Nguyên liệu: 10g thục địa.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch vị thảo dược trên rồi cho vào nồi sắc với 3 chén nước. Đun cho đến khi số nước trong nồi cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Uống hết số nước này ngay khi còn ấm và chỉ sử dụng 2 – 3 lần/tuần.
Tùy vào mục đía sử dụng sẽ có cách kết hợp thục địa với các nguyên liệu khác nhau
Tùy vào mục đía sử dụng sẽ có cách kết hợp thục địa với các nguyên liệu khác nhau

Sử dụng thục địa điều trị táo bón

  • Nguyên liệu: 50g thục địa, 5 quả táo tàu, 300g thịt lợn.
  • Cách thực hiện: Rửa, thái thịt lợn thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cho vào nồi ướp gia vị. Rửa sạch thục địa và táo tàu rồi cho vào nồi hầm cùng thịt lợn. Ăn kèm món ăn bổ dưỡng này với cơm cho đến khi tình trạng táo bón được cải thiện.  

Bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường

  • Nguyên liệu: 12g thục địa, 16g thái tử sâm, 20g sơn dược cùng 8g ngũ vị tử.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi sắc cùng 600ml nước. Đun cho đến khi số nước trong nồi cạn còn ½ thì tắt bếp. Chia số nước trên thành 3 lần uống sử dụng hết trong ngày.

Cách kết hợp thục địa trong món ăn giúp bổ máu

  • Nguyên liệu: 20g thục địa, 100g huyết heo và 300g chân gà.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hầm cho đến khi nhừ. Chỉ cần sử dụng 2 bữa/tuần sẽ giúp khí huyết lưu thông. Đay là món ăn tốt cho cả phụ nữ và trẻ nhỏ. 

Thục địa có giá bán bao nhiêu?

Mặc dù trải qua quá trình chế biến phức tạp mới có thể thu được thành phẩm chất lượng. Thế nhưng giá bán của thục địa không đắt, phù hợp với khả năng tiêu dùng của nhiều người.

Theo cập nhật giá mới nhất tính đến tháng 5 năm 2021, giá thục địa chỉ giao động từ 130 – 200 nghìn đồng/kg. Giá bán sẽ có sự giao động tùy thuộc vào chất lượng và đơn vị cung cấp. Vậy nên, để sử dụng có hiệu quả tốt nhất, bạn cần chọn đúng sản phẩm có chất lượng tốt chứ không nên ham rẻ nhé!

Trên đây là những chia sẻ của Thảo dược An Nam về công dụng và cách dùng thục địa. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về vị thảo dược đặc biệt này. Từ đó biết cách ứng dụng vào thực tiễn để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân tốt hơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *