Cây sống đời: Công dụng chữa bệnh “thần kỳ” và cách dùng

1380
Cây sống đời: Công dụng chữa bệnh “thần kỳ” và cách dùng
Cây sống đời: Công dụng chữa bệnh “thần kỳ” và cách dùng

Ngoài dùng để làm cảnh thì cây sống đời còn có tác dụng chữa một số bệnh như: bỏng, kháng khuẩn và trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, đau họng… 

Cây sống đời hay còn có tên gọi dân gian khác là cây lá bỏng là một loại cây được biết đến là một loại cây cảnh vì chúng có hoa rất đẹp và nhiều ý nghĩa phong thủy.

Tuy nhiên ít ai biết được cây còn có rất nhiều tác dụng khác như: chữa bỏng, kháng khuẩn và trị các bệnh như chảy máu cam, trĩ, đau họng…

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các tác dụng và cách sử dụng cây sống đời chữa bệnh hiệu quả, hãy cùng theo dõi nhé!

Đặc điểm, thành phần hóa học cây sống đời

Cây sống đời còn có tên gọi khác cây lá bỏng, cây trường sanh, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, tầu púa sung, trường sinh, diệp căn sinh, đả bất tử hay diệp sinh căn…Tên gọi khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ Lá bỏng – Crassulaceae

Cây sống đời thuộc dạng thân thảo, nhẵn, màu tím tía hoặc màu xanh, phân nhánh, chiều cao tối đa có thể cao đến 1 mét.

Lá cây sống đời màu xanh, dày, mọng nước và chứa cả chất nhớt. Lá mọc đối, cuống ngắn, phát triển từ thân hoặc từ các cành. Viền lá dạng răng cưa, hơi tím. Lá có thể xẻ thùy hoặc không.

Điểm đặc biệt của loại cây này là có cây con mọc ra từ lá. Trên một lá có thể phát triển thêm nhiều cây con ở các vết khía ngoài mép lá.

Hoa cây sống đời nở vào mùa xuân, khoảng tháng 2 đến tháng 5. Hoa mọc thành từng cụm màu đỏ, vàng, cam, trắng hoặc hồng, có nhiều cánh xếp lớp, mọc rủ xuống trên một cán dài. Cán hoa phát triển trên cành hoặc đâm ra từ kẽ.

Cây sống đời có nhiều ởc ác nước có khi hậu ôn đới ở châu Á hay Hawaii, Australia,…Tại Việt Nam, cây sống đời thường mọc hoang. Nhưng cũng có nhà trồng để làm cảnh hoặc để lấy lá tươi trị bệnh.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây sống đời có 3 thành phần hóa học chính là: các axit hữu cơ, glycozit flavonoid và các hợp chất phenolic. Trong đó axit izoxitric chiếm nhiều nhất đến 46,5% và tiếp theo là axit malic với 32,5%. Ngoài ra, còn có các axit khác như axit xitric, axit cis-aconitic hay axit pyruvic.

Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy trong lá bỏng thành phần bryophylin – một loại chất kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Do đó mà nhiều người đã sử dụng chúng để điều trị các bệnh về ruột.

Đặc điểm, thành phần hóa học cây sống đời
Đặc điểm, thành phần hóa học cây sống đời

Công dụng của cây sống đời

Theo y học cổ truyền

Cây sống đời có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như:

  • Bỏng da.
  • Cầm máu.
  • Chống sưng viêm.
  • Giảm đau.
  • Kích thích lưu thông máu, chỉ thống.
  • Đào thải độc tố cho cơ thể.
  • Viêm loét dạ dày.
  • Trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Xương khớp đau nhức.
  • Lên sởi.
  • Vết bấm tím trên da.
  • Viêm họng.

Theo nghiên cứu hiện đại

  • Khắc phục tình trạng vàng da: Theo công bố trên tạp chí y học Journal of Ethnopharmacology, dùng nước ép từ lá sống đời tươi có thể giúp khắc phục tình trạng vàng da.
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm độc gan: Một thí nghiệm chuột bị nhiễm độc gan do CCl4 sau khi dùng nước ép lá sống đời cho thấy tình trạng nhiễm độc được cải thiện đáng kể.
  • Đối với thận: Thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy chiết lá sống đời thể hiện đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó giúp giảm tác động tiêu cực của thuốc kháng sinh Gentamicin tới thận của chuột.
  • Ngăn ngừa dị ứng, ổn định hệ miễn dịch: Kết quả của một cuộc nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Phytomedicine cho thấy dịch chiết lá sống đời có khả năng ổn định hệ miễn dịch, ức chế phản ứng dị ứng ở đường hô hấp.
  • Phòng chống ung thư: Theo một thông tin được đăng tải trên tạp chí Phytochemistry, dịch chiết lá sống đời có tiềm năng tốt trong việc điều trị và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
  • Ngăn chặn sự phát triển bệnh Leishmanzheim: Đối với người bị bệnh Leishmanzheim: Nước ép lá cây sống đời chứa một số hoạt chất có thể giúp ức chế sự phát triển của bệnh Leishmanzheim.

Cách dùng cây sống đời chữa bệnh

Chữa bỏng

Khá đơn giản, bạn chỉ cần giã nát lá đắp kín vết bỏng rồi băng lại, 6 giờ thay thuốc 1 lần. Nếu vết bỏng rộng gây đau cần kết hợp uống mỗi lần 50ml nước vắt lá x 3 lần/ ngày. Dùng thuốc liên tục đến khi khỏi (Bị bỏng sâu phải đến bệnh viện chữa).

Chữa bỏng 
Chữa bỏng

Chữa viêm họng, viêm lợi

Dùng sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá nhai xong thì ngậm 15 phút, sau đó nuốt cả bã. Áp dụng từ 3 đến 5 ngày để thu được hiệu quả.

Chữa viêm tai giữa

Vắt lá sống đời lấy nước rồi nhỏ tai ngày 4 lần (cách 6giờ/lần) liên tục 3-5 ngày.

Chữa đau xương khớp, đau lưng

Để điều trị bệnh đau lưng, đau xương khớp, bạn hãy hơ lá sống đời trên lửa rồi đắp lên vùng bị đau. Khi hoạt động hoặc di chuyển nhiều, bạn có thể quấn chặt giữ lá trên vùng lưng bị đau.

Chữa trị nội

Lấy khoảng 10 lá chia ra 4 lá buổi sáng, 4 lá buổi chiều và 2 lá buổi tối bằng cách nhai lá nuốt bớt nước để lại bã vào khăn vải rồi đắp vào hậu môn. Chú ý cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước muối ấm trước khi đắp và dùng hàng ngày.

Chữa đại tiện ra máu

Bạn cần chuẩn bị lá sống đời 10g, 10g ngải cứu, cỏ mực 10g và 10g trắc bá, sau đó đem tất cả nguyên liệu đi sao vàng. Cho vào nồi và sắc nước uống khi còn ấm, nên uống trong vòng một tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

Trị chảy máu cam

Khi bị chảy máu cam, bạn dùng lá cây sống đời rửa sạch, sau đó giã lấy nước. Dùng bông sạch chấm vào dung dịch rồi nhét vào lỗ mũi để ngăn máu chảy ra và làm liền vết thương.

Cây sống đời trị chảy máu cam
Cây sống đời trị chảy máu cam

Hạ sốt cho trẻ nhỏ

Nếu trẻ bị sốt thì chỉ cần lấy lá bỏng giã nát rồi chắt lấy nước cho trẻ uống. Khi uống chỉ cần cho uống 1 chén nhỏ là được. Mỗi ngày 2 đến 3 chén là được.

Điều trị chứng mất ngủ

Vào buổi tối trước khi ngủ bạn có thể sử dụng 3-4 lá sống đời rửa sạch để ráo nước để ăn sống hoặc ép lấy nước uống.

Trên đây là những tác dụng chữa bệnh của cây sống đời. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng sống đời khi bệnh ở thể nhẹ. Trường hợp bệnh nặng và có biểu hiện phức tạp hơn, nên thăm khám với bác sỹ.

Bài trước10 lợi ích đối với sức khỏe của cây đậu rồng (đậu khế)
Bài tiếp theo3 Cách điều trị gan nhiễm mỡ bằng bài thuốc dân gian
Với hơn 5 năm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực Đông Y, cùng niềm đam mê lớn lao với các loại thảo dược, cây thuốc, vị thuốc quý tại Việt Nam. Mình hi vọng nội dung trên website này sẽ mang đến những giá trị tốt đẹp dành cho bạn đọc.