Lá Ngón – Độc tính và sự nguy hiểm tiềm tàng trong tự nhiên

Lá Ngón - Độc tính và sự nguy hiểm tiềm tàng trong tự nhiên

Không phải tự dưng mà lá ngón được xem là “cây độc chết người” khiến nhiều người phải dè chừng. Tại sao vậy, bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn!

Trong sách Đông y đã viết rằng, lá ngón là loài cây có độc tính nguy hiểm nhất. Chỉ ăn tử 3 lá trở lên bạn sẽ mất mạng ngay lập tức.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cây lá ngón là gì. Các những độc tính nguy hiểm của loại cây mọc dại ở các vùng đồi núi này như thế nào. Vậy nên, bạn hãy cùng Thảo dược An Nam tìm hiểu về loài cây nguy hiểm này trong bài viết dưới đây nhé!

Cây lá ngón là gì?

Tên gọi khác: Co ngón, Đoạn trường thảo, Thuốc rút ruột, Khau nguộn, Ngón vàng.

Tên khoa học: Gelsemium elegans (Gardn. et Champ.) Benth.

Thuộc họ: Loganiaceae (Mã tiền)

Loài cây này rất phổ biến ở vùng rừng núi ở Việt Nam. Phần lớn, loại cây này thường không được dùng làm thuốc. Chúng chỉ sử dụng với mục đích đầu độc hoặc tự tử.

Ở Việt Nam, loài cây này được phân bổ chủ yếu ta ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Chẳng hạn như: Cao Bằng, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hà Tây, Hòa Bình,…  

Ngoài ra, loại cây này cũng được tìm thấy ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Thái Lan.

Phân loại lá ngón

Trên thực tế, có 2 loại: loại có độc và loại không có độc. Loại lá ngón không độc sử dụng trong chế biến các món ăn ngon từ rất xa xưa.

Người dân tộc Mường So ở Lai Châu thường có món lá ngón xào thịt bò và lá ngón xào trứng có hương vị rất ngon.

Cách nhận biết cây lá ngón độc

Cây lá ngón là loài cây leo, mọc hoang, trên thân hơi có khía dọc và không có lông. Phần lá cây bóng nhắn, mọc đối, dài 7 – 12cm, rộng 2,5 – 5,5cm; có hình trứng thuôn dài, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên. 

Hoa của chúng mọc thành chùm ở từng kẽ lá hay mọc ở đầu cành. Cánh hoa có màu vàng. Mùa hoa nở là tháng 6, 8, 10. Quả của chúng là một nang, màu nâu hình thon, dài 1cm, rộng 0,5 cm. Hạt của cây rất nhỏ, hình thận, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt.

Các chuyên gia lưu ý rằng: Cây lá ngón không những rất giống mà chúng còn mọc gần nhiều cây thuốc và rau ăn nên rất dễ bị nhầm lẫn gây hậu quả không mong muốn xảy ra.

 Cây lá ngón dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại cây khác
Cây lá ngón dễ bị nhầm lẫn với nhiều loại cây khác

Độc tính và sự nguy hiểm tiềm tàng trong tự nhiên

Alkaloid – một hoạt chất kịch độc được tìm thấy trong lá ngón. Đây là một độc tố nguy hiểm có thể lấy đi sinh mạng của con người ngay lập tức.

Loại độc trong loại cây mọc dại này ngấm rất nhanh. Thông thường nó chỉ mất khoảng 5 – 30 phút qua đường tiêu hóa. Và chỉ mất khoảng thời gian từ 1 – 7 tiếng sau khi ăn lá ngón, người ăn sẽ chết.

Nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh của Trường Đại Học Đà Lạt có nhiều nghiên cứu về lá ngón. Theo nghiên cứu, chỉ cần bẻ cành, ngắt lá, vô tình chất nhựa độc bị dính vào tay, tay lại tiếp xúc với vết thương hở hoặc đồ ăn. Khi đó, độc tính của lá ngón lập tức sẽ gây ra nhiều triệu chứng. Chẳng hạn như: đau họng, khát nước, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt,… dẫn đến chết nhanh do ngừng hô hấp.

Hoạt chất alkaloid chứa trong toàn bộ cây lá ngón là thành phần có thể giết người. Độc tính sẽ giảm dần theo thứ tự từ rễ, lá, hoa, quả và cuối cùng là thân cây.

Theo tìm hiểu, Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ và có tính bazơ. Các hợp chất hữu cơ này thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và một số loài động vật. 

Đặc biệt, hoạt chất alkaloid có hoạt tính sinh lý cao với cơ thể người và động vật,  nhất là với hệ thần kinh. Do đó, chỉ với một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người ngay lập tức.

Theo nghiên cứu của Trường Đại học Đà Lạt, khi ta giã 10g lá ngón với 10ml nước, cho chuột uống 3 giọt nước đó, 9 phút sau con chuột bị co giật và chết ngay. Với con người, thì chỉ cần ăn khoảng 1-3 lá với rượu là có thể mất mạng ngay tức khắc. Loại lá này cực kỳ nguy hiểm.

Cây lá ngón nguy hiểm tiềm tàng trong tự nhiên

Triệu chứng gây ngộ độc của lá ngón

Chúng ta chỉ ngắt lá, bẻ cành, tay bị dính chất nhựa độc, rồi  dính vô tình tiếp xúc thức ăn hoặc vết thương hở, ngay lập tức các độc tính sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc như: khát nước, đau họng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, … Sau đó dẫn đến tình trạng mỏi cơ, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, bụng đau dữ dội, tim đập yếu dần, khó thở, đồng tử giãn và chết nhanh do ngừng hô hấp.

Cách xử lý khi ăn phải lá ngón

Lá ngón là loài cây mọc hoang nhiều và không dễ phân biệt. Rất nhiều người chưa từng gặp qua sẽ bị nhầm lẫn chúng với một số loại cây khác. Đặc biệt là những bạn trẻ thích đi du lịch vùng rừng núi. Bạn cần phải có kiến thức và xử lý đúng cách để tránh những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bởi người bị trúng độc có thể mất mạng sau 1-7 giờ nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Do vậy, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách gây nôn. Tức là bạn uống thật nhiều nước rồi móc họng để kích thích gây nôn. Từ đó các chất độc có thể được loại bỏ ra ngoài. Sau đó nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày. Tiếp đến là truyền dịch, uống than hoạt để loại bỏ độc tố và ngăn cản hấp thụ độc.

Ngay sau đó, khẩn trương chuyển người bệnh tới bệnh viện chuyên khoa với đầy đủ trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc và tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm, hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hy vọng qua bài viết Thảo dược An Nam, các bạn đã biết lá ngón nguy hiểm đến mức nào. Từ đó, hãy cẩn thận bảo vệ bản thân bạn và những người xung quanh khi gặp loại lá này. Tuyệt đối không ngắt hoa, bẻ cành để chụp hình, cũng như tránh xa chúng ngay nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *