Cây dành dành không chỉ được dùng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Cùng khám phá các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây dành dành tại bài viết dưới đây nhé!
Cây dành dành không chỉ được dùng để làm cảnh mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Lá, thân cây, rễ cây, hoa và quả của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc. Cùng khám phá các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây dành dành tại bài viết dưới đây nhé!
Đặc điểm nhận biết cây dành dành
Dành dành hay còn gọi là chi tử, tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).
Cây dành dành có thể cao đến 1 – 2m, cành màu nâu, nhẵn, lá đơn, mọc đối, hay mọc vòng 3. Hoa dành dành có màu trắng hoặc trắng ngà,, mọc đơn ở đầu cành. Khi hoa tàn sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, có mùi thơm. Cuống hoa phía trên chia 6 thùy, có 6 cạnh, đài 6, ống đài có 6 rãnh dọc, tràng có ống tràng nhẵn. Nhị 6, chứa nhiều noãn bầu 2 ô không hoàn toàn.
Quả dành dành hình trứng, 5 – 7cm có đài tồn tại ở đỉnh, và cạnh lồi có cánh, khi chín màu vàng, thơm và có vị đắng.
Hạt loại cây này dẹt, hơi tròn, có chất cơm màu vàng hay đỏ bám bên ngoài. Là cây mọc hoang, hoặc được trồng làm cảnh và để lấy nguyên liệu làm thuốc.
Ở Việt Nam, dành dành phân bố phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam…. Một số vùng núi các tỉnh miền Trung, như Nghệ An, Hà Tĩnh… còn có cây dành dành núi hay còn gọi là sơn chi tử (Gardenia stenophylla Merr.), cùng họ Cà phê.
Công dụng chữa bệnh cây dành dành
Cây dành dành được dùng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Nhưng nó cũng được biết đến là cây thuốc với nhiều tác dụng chữa bệnh.
Gốc và rễ dành dành nếu để lâu có thể tạo thành hình thù đẹp. Người ta có thể tận dụng để chơi gốc khô rất độc đáo.
Quả dành dành được sử dụng để làm thuốc cầm máu, chữa ho ra máu hay giảm sốt rất tốt. Trong nhiều bài thuốc bắc thì người ta cũng dùng hạt dành dành để làm nguyên liệu.
Theo Đông Y
Theo Đông Y, cây dành dành từ xưa đã được các cụ sử dụng để chữa trị các bệnh như:
- Chữa bí tiểu.
- Ngăn máu chảy.
- Giảm sưng viêm hiệu quả.
- Hạ nhiệt cơ thể.
- Giảm vết bỏng rát.
- Người đi tiểu khó khăn, tiểu ra máu.
- Người bị chảy máu cam.
- Xương khớp sưng đau do chấn thương.
- Giã rượu.
Theo Y học hiện đại
Các nhà nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra dành dành có thể điều trị 1 số bệnh như:
- Các bệnh về gan: Glycoprotein có tác dụng hạ đường huyết cũng như bảo vệ gan hiệu quả.
- Các bệnh về đường tiêu hóa.
- Chống oxy hóa: Lá dành dành có tác dụng gì thì đây chính là công dụng tuyệt vời của nó. Lá và quả dành dành có tiềm năng chống oxy hóa rất hiệu quả, đặc biệt là khi tham chiếu với vitamin C. Đặc biệt, chiết xuất quả trong nước còn được đánh giá cao hơn cả ethanol.
- Chống ung thư: Với thành phần ethanol trong quả dành dành, nó được nghiên cứu là có khả năng chống ung thư.
Cách sử dụng dành dành chữa bệnh
Hầu như tất cả các bộ phận của dành dành đều được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc. Cành và lá, chặt nhỏ phơi khô, khi dùng sao vàng.
Quả khi gần chín, thu hái phơi khô; hoặc đem đồ chín rồi phơi khô. Sau đó bóc tách riêng phần vỏ quả và hạt.
Hạt dành dành có thể chế biến bằng cách sao vàng, sao đen tùy theo yêu cầu của việc chữa bệnh. Hoa dành dành có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành:
- Trị viêm gan hoàng đản: cành và lá dành dành sắc nước uống, ngày 30 – 50g, chia 2 lần, trước bữa ăn. Hoặc dùng hạt dành dành (chi tử) 12g, nhân trần 30g, rễ chút chít 8g. Sắc uống, ngày một thang, chia 2 – 3 lần, trước bữa ăn.
- Trị sốt cao: vỏ quả dành dành 20 – 30g, sắc uống; hoặc dùng 5 – 7 quả tươi, thái ngang, phối hợp với 20g đạm đậu xị, sắc uống, ngày một thang.
- Trị ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam: Chi tử (sao đen) 9g, hoa hòe (sao đen) 12g, cát căn 12g sắc uống, ngày một thang, trước bữa ăn.
- Trị đi tiểu ra máu: quả dành dành tươi thái ngang, 30 – 50g, sắc nước uống, hoặc chi tử, mộc thông, xa tiền tử, biển súc, hoạt thạch, cù mạch, mỗi vị 12g, đại hoàng 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày một thang, trước bữa.
- Phòng trị cảm cúm: rễ dành dành, rễ bạch đồng nữ, mỗi vị 30g, cúc hoa 9g, rễ kim ngân, rễ hậu phác, mỗi vị 15g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu: Lấy 12g rễ dành dành, 12g kim tiền thảo và 12g lá mã đề. Đem rửa sạch và để ráo nước các nguyên liệu trước chế biến. Sắc các nguyên liệu, lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống trong vòng 10 ngày.
- Chữa đau nóng vùng dạ dày: Rửa sạch 7 – 9 quả dành dành rồi sao đen, sau đó mang đi sắc với một bát nước. Khi lượng nước chỉ còn lại phân nửa thì tắt lửa. Uống nước quả dành dành với nước gừng sống để trị cơn nóng ran ở vùng dạ dày.
Lưu ý khi dùng cây dành dành
- Người có cơ thể yếu, thể hàn không nên dùng cây dành dành.
- Người hay bị lạnh bụng, ăn uống tiêu hóa kém cũng không dùng. Hay kể cả người đang đi ngoài cũng không dùng.
- Nếu dùng dành dành chữa bệnh thì ngày nên dùng tối thiểu 6g, tối đa 12g.
Có thể thấy, được cây dành dành trong cuộc sống có rất nhiều công dụng, hy áp dụng ngày vào cuộc sống hàng ngày bạn nhé!