Sâm đại hành là vị thuốc quý, có tác dụng bổ huyết, an thần, tiêu độc,… thường được sử dụng điều trị triệu chứng thiếu máu, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, ho viêm họng,…
Sâm đại hành không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc quý có tác dụng chữa nhiều bệnh.
Vậy Sâm đại hành có tác dụng chữa bệnh gì? Cách dùng Sâm đại hành thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây.
Đặc điểm cây Sâm đại hành
Sâm đại hành còn có tên gọi khác là tỏi đỏ, tỏi lào, hành đỏ, sâm hành, củ hành sâm, phong nhạn, hành lào, thuộc họ Diên vĩ. Tên tiếng anh là (Eleutherine bulbosa).
Sâm đại hành là thực vật thân thảo, có hoa, sống lâu năm, cao trung bình từ 30 – 60cm. Lá cây sâm hành hình mũi mác dài, trên lá có các gân chạy song song nhau, có bẹ ôm sát thân cây. Lá tập trung nhiều ở gốc.
Phần thân cây phình ra, rất giống củ hành tím. Bên ngoài có vảy màu đỏ nâu hoặc màu hồng. Củ sâm hành có độ dài khoảng 4 – 5 cm và có đường kính khoảng 2 – 3 cm. Đây chính là phần quan trọng dùng để làm thuốc trị bệnh hiệu quả.
Lá hình mác, gân lá song song, từ đó mọc lên một cán mang hoa dài 30-40cm. Hoa màu trắng hay vàng nhạt, mọc thành chùm với mỗi hoa có 3 cánh và 3 nhị màu vàng.
Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Mỹ, chủ yếu xuất hiện ở các nơi có nhiều ánh sáng và ẩm ướt.
Tại Việt Nam, dược liệu được tập trung chủ yếu ở các khu vực miền Bắc như: Hà Nội, Hòa Bình và một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An,…
Tác dụng sâm đại hành đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, sâm đại hành có vị ngọt nhạt hơi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ huyết, tiêu độc, sinh cơ, thông huyết, an thần,…được dùng dưới dạng thuốc sắc uống hoặc ngâm rượu uống.
Đối với y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại thảo dược này kháng với một số vi khuẩn gây viêm đường hô hấp và đường ruột, giúp kích thích tiêu hóa, an thần bởi thành phần hóa học có chứa các chất như eleutherin, isoeleutherin, eleutherol…
Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đại hành mà bạn có thể tham khảo.
Trị mụn nhọt chốc lở
Mụn nhọt, chốc lở không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây đau đớn và khó chịu. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể sử bài thuốc từ sâm đại hành kết hợp với bồ công anh và kim ngân mỗi vị 14-18g) đem sắc chung các vị thuốc với lượng nước vừa đủ và dùng trong 1 ngày.
Với những thành phần dưỡng chất trong bài thuốc này, mụn nhọt sẽ giảm sưng tấy và lành dần.
Chữa chàm, chốc đầu
Để loại bỏ chàm và chốc đầu, bạn có thể sử dụng sâm đại hành nấu thành cao đặc rồi luyện viên uống ngày 12-14g, đồng thời sắc đặc bôi ngoài.
Chữa mất ngủ, thiếu máu
Sâm đại hành còn có công hiệu chữa mất ngủ, thiếu máu rất tốt. Bạn sử dụng 30g sâm đại hành kết hợp với 14g lạc tiên, đem sắc uống trong ngày.
Cải thiện rối loạn tiêu hóa
Các thành phần hóa học trom Sâm đại hành có tác dụng trên các nhóm Bacillus subtilis và Bacillus pumilus, đây đều là những nhóm lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa, nhờ đó có thể cải thiện các bệnh viêm trực tràng hay rối loạn tiêu hóa khá tốt.
Để hỗ trợ tiêu hóa tốt, bạn cần chuẩn bị 1ủ hành sâm khô 10-15g sau đó đem nấu với 1 lít nước, khi nước rút còn 300ml thì tắt bếp. Ngày uống hai lần, nên sử dụng 15 phút trước các bữa ăn chính.
Chữa ho viêm họng
Sâm đại hành có khả năng ức chế được nhóm vi khuẩn Streptococcus hemolyticus- nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng một cách hiệu quả.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 14g sâm đại hành và rẻ quạt khô, đem sắc lấy nước uống.
Chữa khớp sưng do chấn thương
Nếu khớp xương đau do chấn thương, bạn có thể dùng 50g sâm đại hành tươi đem đập dập rồi xào với giấm. Tiếp đó, bạn sử dụng bài thuốc này đắp lên các khớp đau rồi bó lại, sử dụng ngày 1-2 lần.
Trị rắn cắn
Nếu không may bị rắn cắn, bạn có thể sử dụng sâm đại hành, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống. Phần bã dùng đắp bên ngoài miệng rắn cắn.
Chữa đau lưng, đau nhức do khớp sưng đau
Dùng sâm đại hành, rửa sạch rồi xào với rượu. Sau đó, cho vào túi vải và đắp lên vùng bị đau nhức.
Có thể thấy, Sâm đại hành có rất nhiều tác dụng chữa bênh, đặc biệt là công dụng bổ huyết và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc điều trị từ nguyên liệu tự nhiên này, bngười bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ.